Thể Thao Văn Hóa | 01/05/2023 11:27 AM
Theo logic thông thường, người thông minh luôn có phản ứng, hành động nhanh nhạy hơn. Kiến thức của họ rộng hơn người bình thường, khả năng lĩnh hội cũng cao hơn, khi gặp vấn đề sẽ dễ dàng nghĩ ra cách giải quyết trong thời gian ngắn.
Nhưng các nhà tâm lý học chỉ ra trong cuộc sống, hầu hết những người phản ứng nhanh đều có chỉ số IQ tương đối thấp. Ngược lại, những người có chỉ số IQ cao thường để lại ấn tượng là người chậm chạp khi gặp rắc rối.
Người sở hữu trí tuệ vĩ đại là người luôn che đậy giỏi
Người càng thông minh càng nhìn thấu chân tướng mọi việc. Chính vì thế, họ phải che đậy cảm xúc khi giao tiếp với người khác. Họ không bao giờ biến mình thành mục tiêu công kích của mọi người.
Kiểu biểu diễn tâm lý này đôi khi khiến mọi người lầm tưởng rằng họ ngu ngơ để phân biệt được những điều được và mất của. Nhưng kỳ thực, đây mới là biểu hiện của trí tuệ cao. Người thông minh thích ngụy trang bằng vẻ ngoài ngơ ngác, vô tư để khiến bản thân trở nên thấp kém.
Người thông minh thích ngụy trang bằng vẻ ngoài ngơ ngác, vô tư để khiến bản thân trở nên thấp kém
Ông Theodore Roosevelt – một chính trị gia ở Hoa Kỳ là người như vậy. Khi còn là đứa trẻ, trong một lần đang chơi vệ đường thì đột nhiên có người xuất hiện bên cạnh ông, một tay cầm đồng 5 xu và tay kia là 5 đô la. Sau đó, người đàn ông yêu cầu Roosevelt đưa ra lựa chọn. Roosevelt do dự một lúc rồi đưa tay lấy đồng 5xu.
Đối phương nhìn lựa chọn của Roosevelt mà bật cười, rất nhanh liền đem chuyện này kể với nhiều người. Mọi người không thể tin rằng Roosevelt vốn đã có trí thông minh lại không phân biệt được mệnh giá của đồng tiền.
Một vài người liền bắt chước người đàn ông trên và tiếp tục yêu cầu Roosevelt chọn 5 đô la và 5 xu. Roosevelt không thấy nhàm chán, ông kiên nhẫn với cuộc chơi của họ. Và lần nào, ông cũng kiên quyết chọn đồng 5 xu.
Sau đó, có người nghi ngờ hỏi Roosevelt tại sao lại chọn 5 xu. Roosevelt mỉm cười trả lời: "Nếu cháu chọn 5 đô la thì những người sau sẽ không cho cháu tiền nữa. Nhưng nếu cháu chỉ lấy 5 xu thì sẽ nhận được rất nhiều tiền ở những lần sau".
Thế mới thấy từ khi còn là một đứa trẻ, Roosevelt đã thông minh, lém lỉnh biết chừng nào.
Roosevelt (ngồi giữa)
Phản ứng chậm là hiệu suất của suy nghĩ
Câu chuyện của Roosevelt cho chúng ta thấy những người thông minh đôi khi đưa ra một số lựa chọn có vẻ ngu ngốc bởi vì họ có tầm nhìn xa hơn. Họ luôn cân nhắc những điều mà người bình thường không nghĩ tới. Người bình thường chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, ít khi tính đến lâu dài ở tương lai.
Khi có nhiều sự lựa chọn, người thường sẽ chỉ chọn cái có lợi cho bản thân mà không cân nhắc ẩn ý đằng sau, chứ đừng nói đến việc lo lắng liệu đây có phải là một cái bẫy hay không.
Ngược lại, người thông minh hiểu được những rủi ro tiềm ẩn trong sự lựa chọn nên đương nhiên họ cần thời gian để suy nghĩ và trải nghiệm. Họ sẽ không lựa chọn bất cẩn cho đến khi có đủ hiểu biết để đảm bảo mọi việc nằm trong tầm kiểm soát.
2 logic tư duy hoàn toàn khác nhau này được thể hiện trong cuộc sống. Những người kém thông minh thường đưa ra quyết định nhanh chóng. Nhưng những người thông minh cần phải suy nghĩ trong thời gian dài.
Cũng có quan điểm cho rằng người có chỉ số IQ thấp khi gặp vấn đề đều bốc đồng, nóng nảy. Họ thích làm mọi thức theo trực mà ít khi suy nghĩ theo lý trí. Những người như vậy thường phán đoán dựa trên kiến thức đã biết và không nghiên cứu sâu. Chính vì thế, họ luôn đưa ra quyết định một chiều, thiếu tính khách quan.
Người thông minh suy nghĩ sâu sắc hơn, hiểu nguyên nhân và hậu quả của mọi việc. Họ tìm ra logic nhân quả giữa các vấn đề. Những người như vậy thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu một vấn đề tưởng chừng đơn giản. Họ hiểu sâu bản chất của vấn đề và dễ dàng kiểm soát hướng đi của mọi việc.
Các nhà tâm lý học từng tiến hành nghiên cứu về khái niệm trí tuệ và hoạt động hàng ngày của một nhóm trẻ. Cuộc khảo sát đã cho thấy, những trẻ em có chỉ số IQ cao sẽ có trí tò mò mạnh hơn, thích suy nghĩ và đặt câu hỏi. Đồng thời, những đứa trẻ này cũng có kỹ năng quan sát và thực hành tốt hơn, phản ứng nhanh khi gặp vấn đề.
Tuy nhiên, khi tiến hành thí nghiệm có kiểm soát, các nhà khoa học nhận thấy tốc độ phản ứng không phản ánh mức độ thông minh của một người.
Một số đứa trẻ trả lời câu hỏi đủ nhanh nhưng tỷ lệ chính xác không cao. Những trẻ như vậy rõ ràng không phải là người thông minh theo nghĩa thông thường. Nhưng đứa trẻ có vẻ phản hồi chậm, mất nhiều thời gian để suy nghĩ lại có câu trả lời chính xác và nhất quán về tổng thể.
Bộ não con người không phải máy móc. Chúng ta luôn cần một khoảng thời gian suy nghĩ và phản ứng khi tiếp xúc với kiến thức nhất định. Khi suy đoán một điều gì đó, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời trong thời gian ngắn bằng trực giác. Qua đó cho thấy, đứa trẻ trả lời nhanh chỉ thích thể hiện bản thân, thực sự không biết đáp án.
Nhìn chung, những người thông minh suy nghĩ cụ thể và có hệ thống. Kiểu suy nghĩ này tiêu tốn nhiều thời gian của họ một cách vô thức. Khi đối mặt với vấn đề quan trọng hoặc kích thích tư duy, người thông minh thường thận trọng và có xu hướng bày tỏ quan điểm sau đó.
Vì thế, chúng ta không thể kết luận rằng, những người có phản ứng nhanh nhạy là người thông minh, chứ đừng nói đến việc theo đuổi tốc độ khi đưa ra quyết định.
Nhiều chuyện khi đã xảy ra thì không quay trở lại được. Vì thế, chúng ta nên cẩn thận quyết định cuộc đời mình, khi cần thiết thì nên suy nghĩ thấu đáo. Loại trí tuệ này trong cách cư xử có thể giúp chúng ta sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.