Nghiên cứu cho thấy, trẻ em sau khi chơi game bạo lực thường có xu hướng sử dụng súng

TVG  - Theo Helino | 08/06/2019 10:43 PM

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã ghép đôi 220 trẻ em, từ 8 đến 12 tuổi và chỉ định chúng chơi 1 trong 3 phiên bản Minecraft.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi viện Khoa tâm lý học của trường Đại học bang Ohio đã chứng minh được mối liên hệ giữa các tựa game có xu hướng bạo lực với hành vi bạo lực trong thế giới thực.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em sau khi chơi game bạo lực thường có xu hướng sử dụng súng - Ảnh 1.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã ghép đôi 220 trẻ em, từ 8 đến 12 tuổi và chỉ định chúng chơi 1 trong 3 phiên bản Minecraft. Một số trẻ em được chỉ định chơi Minecraft phiên bản thứ nhất không hề có yếu tố bạo lực, một số khác trẻ khác chơi Minecraft phiên bản thứ 2 với mức yếu tố bạo lực trung bình là kiếm, những đứa trẻ còn lại được chỉ định chơi Minecraft phiên bản thứ 3 với yếu tố bạo lực cực kỳ mạnh - súng. Những đứa trẻ sẽ chơi trong 20 phút, và sau đó được dẫn đến một căn phòng khác với rất nhiều đồ chơi và một khẩu súng ngắn (thật)

Kết quả thu được rất bất ngờ khi trong 70 trẻ chơi Minecraft phiên bản thứ nhất không hề có yếu tố bạo lực thì có 44% đã chạm vào khẩu súng ngắn thật trên bàn. Trong 74 trẻ chơi phiên bản Minecraft thứ 2 có yếu tố bạo lực trung bình là kiếm thì có 57% trẻ chơi với khẩu súng. Và trong 76 trẻ chơi phiên bản Minecraft thứ 3 có yếu tố bạo lực cực kỳ mạnh - súng thì có tới 62% trẻ chơi với khẩu súng.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ chơi các phiên bản Minecraft mang yếu tố bạo lực có nhiều khả năng sẽ chĩa súng vào chính họ hoặc bạn bè, người thân hơn là những đứa trẻ chơi phiên bản Minecraft không hề có yếu tố bạo lực.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em sau khi chơi game bạo lực thường có xu hướng sử dụng súng - Ảnh 2.

Các nhà khoa học trong nghiên cứu cũng thừa nhận rằng có một vài hạn chế đối với cuộc nghiên cứu này. Thứ nhất là nghiên cứu được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm nhân tạo trái ngược hoàn toàn với môi trường thế giới thực. Thứ hai, ngay cả khi chơi Minecraft với súng và kiếm, tựa game này vẫn không phải là một tựa game mang xu hướng bạo lực nhất với máu.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu giải thích rằng họ không thể cho các đứa trẻ tham gia cuộc nghiên cứu chơi những tựa game có xu hướng bạo lực quá cao hơn về mặt đạo đức vì sẽ không phù hợp với lứa tuổi của chúng. Khuyến nghị của các nhà nghiên cứu dành cho chủ sở hữu súng là hãy bảo đảm vũ khí của họ được cất an toàn và khuyên các phụ huynh hãy cố gắng giảm sự tiếp xúc của trẻ với các tựa game có xu hướng bạo lực.

Kết quả này khác xa hoàn toàn với các nghiên cứu mối liên hệ giữa các tựa game có xu hướng bạo lực với hành vi bạo lực trong thế giới thực từng được thực hiện trước đây. Trong những năm qua, các nghiên cứu thường mâu thuẫn với nhau, với một số nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa các tựa game có xu hướng bạo lực với hành vi bạo lực trong thế giới thực và cũng có các nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ nào cả.

Rõ ràng là cần nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này khi gần đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố quyết định thêm chứng "nghiện game" vào danh sách các bệnh được thế giới công nhận đến năm 2022. Có khả năng sẽ có nhiều nghiên cứu hơn về các tựa game và mức độ ảnh hưởng của chúng tới người chơi, đặc biệt là trẻ em, trong những năm tới.