Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi

Lee Chueng Hee  - Theo Helino | 10/01/2020 11:59 PM

Một nghịch lý trong group Free Fire đã tồn tại từ lâu đó chính là những game thủ chân chính muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với người chơi khác thì chả ai quan tâm, trong khi lại có những livestream chia sẻ hack lại có lượng người xem lên tới gần 1000.

Đây là một trong những điều làm đau đầu cả Garena lẫn game thủ Free Fire trong thời gian dài vừa qua, và đến nay vẫn là một trong những vấn nạn trong tựa game sinh tồn được đánh giá là hấp dẫn bậc nhất hiện nay trên thị trường. Thế nhưng, những người chơi thiếu ý thức vẫn đang ngày ngày vô tư livestream hack game và trực tiếp chia sẻ thẳng vào trong group đang có gần 1 triệu thành viên này. Thậm chí, tài khỏan này còn "câu like" bằng việc sẽ tặng kim cương cho những người xem để lại id ingame. Chính điều này lại càng thu hút được người xem, mặc dù đây có thể xem là một chiêu trò lôi kéo, lừa đảo người xem trên Group.

Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi - Ảnh 1.

Tài khoản này công khai share livestream hack và hứa tặng kim cương cho người xem

Điều đáng buồn hơn là có những thành viên lại tiếp tục chia sẻ luồng trực tiếp này khiến cho lượng người xem đã đông lại càng nhiều. Tất nhiên, chẳng thể khẳng định 100% số lượng người theo dõi này đến từ group của Free Fire. Song việc để xổng những "con cừu đen" như vậy khiến cho môi trường của một tựa game eSports vô tình bị nhuốm màu đen tối và dơ bẩn. Trong khi đó, game eSports được sinh ra là đề cao sự công bằng và kỹ năng của người chơi chứ không phải dựa vào hack để chiến thắng.

Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi - Ảnh 2.

Nhiều thành viên share lại livestream của hacker

Nghịch lý là, những người chơi muốn chia sẻ những kinh nghiệm chơi game của mình tới cộng đồng lại nhận về sự "ghẻ lạnh" của các thành viên khác. Trong khi chỉ cần một luồng phát trực tiếp hack thôi lại có thể thu về con số người theo dõi mà những game thủ kia có "nằm mơ" cũng chẳng thấy được.

Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi - Ảnh 3.

Trong khi những livestream thông thường lại không có nhiều người theo dõi

Liệu game thủ Việt có đang quá dễ dãi với những clip chia sẻ hack này hay không khi việc ngăn chặn hack chắc chắn không thể làm được nếu như NPH không nhận được sự chung tay, kiên quyết của người chơi. Một tựa game eSports muốn thực sự phát triển thì ngoài việc cần phải có một NPH "có tâm" và năng lực vận hành cũng cần phải có một cộng đồng mạnh với những game thủ trong sạch, sẵn sàng đứng lên tố cáo và loại bỏ những người chơi thiếu ý thức, tạo được một môi trường công bằng và lành mạnh cho sản phẩm đó.

Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi - Ảnh 4.

Vấn nạn hack Free Fire không chỉ diễn ra tại Việt Nam

Đến thời điểm hiện tại, không thể phủ nhận được sức hút của Free Fire trên cả thị trường toàn cầu lẫn Việt Nam. Thế nhưng, như rất nhiều sản phẩm khác, Free Fire cũng dễ dàng bị những người chơi thiếu ý thức sử dụng phần mềm thứ ba để can thiệp vào game, thậm chí là chia sẻ lại những mã hack cho người chơi khác.

Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi - Ảnh 5.

Nhiều game thủ bức xúc tại sao tài khoản này không bị khóa

Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh sự cứng rắn của NPH thì cũng cần sự quyết tâm của người chơi nhằm tố cáo, ngăn chặn những người dùng thiếu ý thức này khỏi cộng đồng. Bản chất của một tựa game eSports là cần sự công bằng, cân bằng nhưng điều này đang bị làm hoen ố bởi chính một bộ phận game thủ, những người luôn muốn đứng trên người khác mà không phải xuất phát từ nội lực của mình.

Nghịch lý trong Free Fire: Livestream “sạch” thì chả ai xem, trực tiếp hack thì gần nghìn người theo dõi - Ảnh 6.

Hy vọng, trong tương lai gần sắp tới, cả Garena lẫn game thủ sẽ cùng chung tay để bảo vệ những tựa game eSports nói chung cũng như Free Fire nói riêng nhằm tạo nên một hệ sinh thái thể thao điện tử công bằng, lành mạnh và trong sạch, như đúng ý niệm của dòng game này khi được sinh ra.