Nghịch lý của Liên Quân Mobile: Nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì "chết"

Quyết Một Phen  - Theo Helino | 01/05/2019 04:30 PM

Trình độ phát triển giữa các máy chủ Liên Quân Mobile chênh lệch nhau đáng kể.

Liên Quân Mobile - Arena of Valor (AoV) là phiên bản quốc tế của King of Glory - Vương Giả Vinh Diệu, trò chơi mobile MOBA số 1 ở Trung Quốc do Timi thuộc Tencent phát triển. Trò chơi này ra đời ở khu vực Đài Loan, Macao, HongKong trước tiên và còn được gọi là cụm GCS (GCS là tên viết tắt của giải vô địch AoV dành cho game thủ tới từ 3 khu vực kể trên) vào tháng 10/2016. Sau đó, Garena ngay lập tức ra mắt AoV ở Thái Lan và Việt Nam. Ngay trong năm đầu tiên, AoV vươn mình đánh bật mọi game MOBA trên di động và trở thành game quốc dân ở các khu vực này. Tới giữa năm 2017, Tencent và các đối tác tiếp tục phổ cập AoV ra toàn cầu nhưng lại không gặt hái thành công như ở các khu vực trước đó.

Nghịch lý của Liên Quân Mobile: Nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì chết - Ảnh 1.

Bán tướng bằng Đá Quý nhưng server VN lại có mấy triệu người chơi.

Thị hiếu của game thủ ở nhiều quốc gia khác biệt là nguyên nhân khiến AoV khó thống trị thị trường ở Malaysia, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc,... Tencent và các đối tác đã phải tung ra nhiều ưu đãi hấp dẫn cho tân thủ nhằm xây dựng cộng đồng AoV ở các quốc gia này nhưng không thành công. Thậm chí, mức độ ưu đãi giữa các server mới và cũ đã chênh lệch nhau tới mức không tưởng nhưng khoảng cách phát triển giữa các máy chủ không thể được thu hẹp. Điều này dẫn tới tình cảnh nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì... không mấy ai chơi.

Nghịch lý của Liên Quân Mobile: Nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì chết - Ảnh 2.

Máy chủ Tencent chỉ bán skin trong Shop Đá Quý.

Nghịch lý của Liên Quân Mobile: Nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì chết - Ảnh 3.

Cày vàng không giới hạn.

Nghịch lý của Liên Quân Mobile: Nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì chết - Ảnh 4.

Nhưng máy chủ Châu Á của Tencent đang chết yểu vì quá ít người chơi.

Lấy ví dụ như máy chủ Châu Á thuộc cụm Tencent, server này đặt giới hạn cày vàng mỗi tuần lên tới 999999 vàng, tức là ngầm cho phép game thủ kiếm vàng mua tướng thoải mái mà không bị giới hạn. Nhưng thực tế thì máy chủ này giờ chỉ còn có vài vạn người chơi. Số lượng quá ít ỏi này khiến game AoV coi như chết vì các mode không thể tìm trận do quá vắng vẻ. Ở thời điểm hiện tại, chỉ cần leo rank lên mức Bạch Kim là bạn sẽ phải mất tầm 15 phút chỉ để tìm game. Số lượng vài vạn người chơi ở máy chủ Asian so với 3 - 4 triệu game thủ ở máy chủ VN sẽ khiến Tencent phải suy ngẫm.

Lấy thêm ví dụ là máy chủ Hàn Quốc và MSP. MSP là server đã đóng cửa, game thủ phải chuyển sang chơi ở khu vực Indonesia. Dù Garena đã ưu đãi tặng 35 - 40 tướng cho tân thủ chỉ sau 1 - 2 tháng trải nghiệm, rồi cho phép game thủ đổi Ruby lấy Quân Huy nhưng thực tế thì game vẫn chết.

Nghịch lý của Liên Quân Mobile: Nơi bán tướng bằng Đá Quý thì đông nghịt, nơi cày vàng không giới hạn thì chết - Ảnh 5.

Những server tặng FREE Quân Huy như MSP thì đóng cửa, hỗ trợ chuyển dữ liệu account sang bản Indonesia.

Hàn Quốc thì may mắn hơn, lượng người chơi đông hơn nhưng Netmarble vẫn phải duy trì rất nhiều sự kiện tặng FREE tướng, đi kèm quyền đổi Ruby sang Quân Huy để game thủ có thể chơi FREE Sổ Sứ Mệnh. Nhưng Penta Storm (tên gọi AoV ở Hàn) còn không xuất hiện trên các bảng xếp hạng game phổ biến, không có giải chuyên nghiệp và các nhà tài trợ để rồi máy chủ này vẫn đang loay hoay tìm cách chọn đại diện dự AWC 2019.

Với sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển như tiến trình cập nhật phiên bản, tốc độ thương mại hóa vật phẩm, trình độ người chơi, quy mô cộng đồng... thì quả thật, Tencent đã thất bại trong việc phổ biến Liên Quân Mobile ra toàn cầu như những gì mà LMHT đã làm được.