Nghi án việc Tư Mã Ý mượn tay quân Thục để trừ khử Trương Cáp

Sendor Grimer  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/11/2016 08:30 PM

Tào Tháo Truyện Mobile
24/10/2016 NCB: Đang cập nhật NPH:

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trương Cáp là kẻ hữu dũng vô mưu, Tư Mã Ý lại là người mưu sâu kế hiểm chẳng thua gì Gia Cát Lượng. Phải chăng Ý đã lợi dụng cơ hội Gia Cát Lượng rút chạy, cho Trương Cáp đuổi theo để tiện tay trừ khử lão tướng này?

Nếu độc giả là một người nhiều năm theo dõi Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng như thông tường lịch sử Ngụy Lược Tam Quốc hẳn cũng rõ rằng luôn có những tình tiết sai lệch giữa hai bộ sách này. Về cơ bản, bài viết này vẫn chỉ nêu ra một “nghi án”, một “giả thuyết”, dù không có bằng chứng xác đáng nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy hồ nghi về hành động “thả heo vào miệng cọp” này của Tư Mã Ý.

Có hay không chuyện Tư Mã Ý lập kế trừ khử Trương Cáp
Có hay không chuyện Tư Mã Ý lập kế trừ khử Trương Cáp

Hẳn ai cũng đã biết từ trước đến nay, cha con nhà Tư Mã Ý luôn nhăm nhe chiếm lấy Ngụy trong khi Trương Cáp (hay Trương Hợp), một kẻ quá trung thành với Ngụy, lại nắm trong tay rất nhiều quyền lực. Sự tồn tại của Trương Cáp đối với Tư Mã Ý giống như một cái gai khó nhổ khi Lão Tướng này là mãnh tướng cuối cùng từ thời Tào Tháo, quyền lực trong quân chỉ dưới Tư Mã Ý một bậc. Việc Tư Mã Ý lập mưu, mượn tay quân Thục để tiền hành trừ khử Trương Cáp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tư Mã Ý khuyên Trương Cáp không nên đánh
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tư Mã Ý khuyên Trương Cáp không nên đánh

Mặc dù là “giả thuyết” nhưng không hẳn là không có bằng chứng hay cơ sở nào để người viết đặt ra cái nghi án này. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có viết: “Tư Mã Ý khuyên Trương Cáp không nên đuổi theo quân Thục, Trương Cáp không buồn nghe theo. Hậu quả là bị quân Thục phục kích bất ngờ.”

Trương Cáp nóng lòng ra trận, xin Tư Mã Ý được ra trận
Trương Cáp nóng lòng ra trận, xin Tư Mã Ý được ra trận

Thế nhưng, Ngụy Lược lại chép rằng: “Quân Lượng đương lui về, Tư Mã Tuyên Vương (tức Tư Mã Ý) đã sai Trương Cáp đuổi theo. Cáp nói: “Binh pháp dạy, vây thành tất phải mở lối thoát cho giặc, quân địch chạy chớ nên đuổi theo.” Tuyên Vương không nghe, Trương Cáp bất đắc dĩ phải tiến binh đuổi theo. Vì quân Thục bố trí mai phục trên núi cao, cung nỏ bắn loạn xạ, Trương Cáp bị mưa tên nên gục ngã.”

Trương Cáp bị phục kích bất ngờ
Trương Cáp bị phục kích bất ngờ

Dẫu Tam Quốc Diễn Nghĩa có vẽ nên một Trương Cáp hữu dũng vô mưu. Nhưng trong Tam Quốc Chí lại nói rằng, ông là một lão tướng dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ chiến trường trong lòng bàn tay lại khéo việc bày binh bố trận, chẳng kế gì không tỏ. Vậy cớ sao một người mà từ Gia Cát Lượng trở đi đều phải kiêng sợ như Trương Cáp lại dễ dàng bị mắc vào một cái bẫy quá sức đơn giản như vậy?

Trúng mưa tên bão nỏ, Trương Cáp gục ngã
Trúng mưa tên bão nỏ, Trương Cáp gục ngã

Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa có thêm bất cứ bằng chứng nào chứng minh giả thuyết này là đúng nhưng cũng không thể phủ nhận tính khả thi của nó. Tư Mã Ý cho đến tận ngày nay vẫn được nhắc đến như một con người đầy mưu mẹo và khôn ngoan, kiên định với nguyên tắc “thủ chặt” đã khiến cho Gia Cát Lượng đến khi chết cũng phải bó tay không tìm ra đối sách.

Tạo hình nhân vật Tư Mã Ý trong Tào Tháo Truyện
Tạo hình nhân vật Tư Mã Ý trong Tào Tháo Truyện

Mọi thứ dù là giả thuyết đều có thể xảy ra, nếu như nghi án trên là có thật, nó cũng sẽ góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho những giai thoại tưởng như không bao giờ dứt về Tư Mã Ý. Hình Tượng của Tư Mã Ý cũng đã được các nhà làm game khắc họa rất chân thực và sinh động trong Tào Tháo Truyện. Với những độc giả vẫn còn muốn bàn thêm về câu chuyện này, cũng như phân tích sâu hơn về cái chết của Trương Cáp có thể tham gia vào cộng đồng game Tào Tháo Truyện tại ĐÂY