Nếu nước biển đột ngột biến mất, vì sao hàng trăm triệu người phải gấp gáp di dời?

Minh Hằng  phunuvietnam.vn | 27/06/2023 02:33 PM

Nếu nước biển đột ngột bốc hơi cùng lúc, Trái Đất sẽ rơi vào thảm họa khôn lường. Đó là gì?

Nếu nước biển đột ngột biến mất, vì sao hàng trăm triệu người phải gấp gáp di dời?

Nước biển đóng vai trò quan trọng khi không những hấp thụ khí CO2 từ không khí mà còn cung cấp môi trường sống và nguồn dinh dưỡng cho hàng tỷ sinh vật biển. Ngoài ra, nước biển còn giúp điều hòa khí hậu ven biển và hấp thu sức nóng từ Mặt Trời, sau đó phân bố đều ra xung quanh Trái Đất...

Các đại dương bao phủ khoảng 70% bề mặt Trái Đất. Do đó, nếu thử đổ tất cả lượng nước đó vào các bể bơi chuẩn Olympic thì chúng ta sẽ cần khoảng hơn 500 nghìn tỷ bể bơi mới có thể chứa đủ.

Nếu nước biển đột ngột biến mất, vì sao hàng trăm triệu người phải gấp gáp di dời? - Ảnh 1.

Đại dương chiếm 97% lượng nước trên hành tinh, trong khi đó 3% còn lại được giữ trong sông, hồ, nước ngầm và thậm chí là cả các chỏm băng. Tuy nhiên, khi các đại dương trên Trái Đất đồng loạt bốc hơi, 3% lượng nước này sẽ không đủ để bù đắp cho sự mất mát đó.

Trên thực tế, các đại dương ở trên thế giới hoạt động giống như một hệ thống kiểm soát khí hậu toàn cầu. Chúng sẽ hấp thụ phần lớn nhiệt của Mặt Trời và phân bổ đều khắp Trái Đất. Nhờ vậy, không có khu vực nào trên hành tinh xanh bị quá nóng hoặc quá lạnh.

Ngoài ra, các đại dương cũng góp phần duy trì vòng tuần hoàn nước, bốc hơi thành mây và sau đó tạo mưa trở lại Trái Đất.

Vậy, nếu nước biển trên Trái Đất đồng loạt bốc hơi, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu nước biển đột ngột biến mất, vì sao hàng trăm triệu người phải gấp gáp di dời? - Ảnh 2.

Nước ở trên Trái Đất trải qua một chu kỳ rất kỳ diệu. Theo đó, mưa chảy vào các con sông và mang nước đó đến với các đại dương. Cuối cùng, nước bốc hơi trở lại vào các đám mây.

Trên thực tế, hơi nước ở trong bầu khí quyển là một trong những nguyên nhân giúp Trái Đất có thể ở được. Tuy nhiên, nó cũng chiếm một nửa nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính khiến khí quyển nóng lên.

Theo các nhà khoa học, có khoảng 38 triệu tỷ gallon hơi nước đang tồn tại trên bầu khí quyển. Do đó, nếu tất cả lượng hơi nước này ngưng tụ và rơi xuống Trái Đất cùng một lúc, con người sẽ đón nhận lượng mưa 3 cm trên khắp hành tinh.

Thế nhưng chẳng mấy chốc sẽ có nhiều hơi nước hơn vì chúng ta sắp thử tăng nhiệt độ đến khi đạt đến nhiệt độ sôi.

Khi các đại dương bắt đầu nóng lên, không khí chắc chắn sẽ có cảm giác nhớp nháp, nóng bức và nặng nề. Với độ ẩm cao như vậy, cơ thể con người sẽ phải vật lộn để hạ nhiệt. Bởi vì độ ẩm sẽ lưu lại trên da lâu hơn nên con người có thể bắt đầu bị kiệt sức vì nóng.

Đây không phải là rắc rối duy nhất. Bởi con người sẽ bị cuốn vào giữa một vòng luẩn quẩn. Cụ thể, khi sức nóng lan rộng qua những đại dương, bầu khí quyển sẽ trở nên quá tải hơi nước. Điều này sẽ làm cho mọi thứ nóng hơn. Trái Đất lúc này sẽ hấp thụ nhiều năng lượng từ Mặt Trời, nhiều hơn cả lượng mà nó trả lại không gian. Do đó, con người đang trên bờ vực gặp phải hiệu ứng nhà kính và mọi thứ xung quanh sẽ trở nên nóng hơn.

Nếu nước biển đột ngột biến mất, vì sao hàng trăm triệu người phải gấp gáp di dời? - Ảnh 3.

Khi đó, nhiệt độ trên khắp Trái Đất sẽ bắt đầu cân bằng và các cực sẽ trở nên ấm hơn. Những chỏm băng ở hai cực và sông băng ở trên núi sẽ bị tan chảy. Điều này sẽ làm mực nước biển tăng khoảng 70 m. Lũ lụt sẽ phá hủy những thành phố ven biển trên khắp thế giới. Thảm họa này khiến hàng trăm triệu người trên thế giới phải di dời. Mực nước biển dâng cao khiến mọi thứ trở nên tồi tệ, vì các đại dương đang ngày càng ấm lên và bốc hơi nhanh hơn. Tại thời điểm này, tất cả sự sống trên hành tinh xanh sẽ bắt đầu biến mất.

Các sinh vật biển rõ ràng sẽ là nạn nhân đầu tiên sau khi nước biển đồng loạt bốc hơi. Sau đó, Trái Đất sẽ từ từ nóng lên cho đến khi biến thành sao Kim. Bất cứ thứ nước nào còn sót lại trên hành tinh sẽ bốc hơi và điều này khiến loài người chết vì mất nước.

Hầu hết các loài động vật sẽ rơi vào thảm cảnh tuyệt chủng nếu không có nước. Sau một vài ngày, thực vật cũng sẽ từ bỏ nỗ lực tồn tại mà không cần nước.

Vài tuần sau đó, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các khu rừng. Đến cuối cùng, chúng sẽ bị bắt lửa và tiếp tục cháy cho đến khi không còn thảm thực vật. Trong khoảng thời gian một năm, Trái Đất sẽ trở thành nơi không có sự sống. Không có nước, có lẽ cũng đồng nghĩa với không có cơ hội để tạo ra sự sống nữa.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu có khả năng ảnh hưởng đến lượng hơi nước trong khí quyển vào những thập kỷ tới. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng nước bốc hơi từ bề mặt sẽ tăng lên và lượng hơi nước trong khí quyển cũng tăng theo. Sau đó, với lượng hơi nước ngày càng nhiều hơn trong khí quyển sẽ góp phần làm nóng lên và tăng cường hiệu ứng nhà kính. Kết quả là sự ấm lên toàn cầu có thể gia tăng nhanh chóng.

Bài viết tham khảo nguồn: Whatif, Livescience