Nếu có tận thế, các game thủ sẽ luôn đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau?

RED  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/03/2017 08:45 PM

Đây là kết quả khá bất ngờ của một cuộc nghiên cứu dựa trên game online để đánh giá hành vi của con người.

Vào mùa thu năm 2014, tựa game online ArcheAge đã tiến hành thử nghiệm bản quốc tế và nhận được sự... thất bại thảm hại, đến nỗi phải huỷ dự án và làm lại từ đầu sau đó. Tuy nhiên, thật khó tin là dữ liệu trong đợt thử nghiệm trò chơi này đã được sử dụng trong cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá hành vi của con người khi... tận thế.


Cuộc thí nghiệm kỳ quặc về tận thế trong game online.

Cuộc thí nghiệm kỳ quặc về tận thế trong game online.

Cụ thể thì như mọi game online khác khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm closed beta thì server sẽ tiến hành xoá dữ liệu. Tuy nhiên toàn bộ dữ liệu về hành vi của người dùng với hơn 270 triệu bản ghi đã được thu thập lại từ khi bắt đầu đến ngày đóng cửa test.

Tất nhiên sự kết thúc của giai đoạn thử nghiệm này không giống như đại dịch zomebie hay thực tế hơn là núi lửa phun trào, tên lửa hạt nhân... trên Trái Đất. Nhưng điểm chung là đến khi đóng server thì cũng là lúc toàn bộ sự sống bị xoá sạch, qua đó chúng ta sẽ phần nào đánh giá được cách mà từng người đối mặt với sự kết thúc, họ sẽ làm gì trong tình huống tương lai tăm tối!

Thực tế thì hành động của các game thủ khi trò chơi kết thúc không quá khác xa với nhân loại trong thế giới thực, đây là lời giải thích của những là nghiên cứu. Chính vì vậy mà họ đã tiến hành phân tích trên một game online, cụ thể là ArcheAge.


Các game thủ tham gia đợt closed beta của game online là đối tượng nghiên cứu hoàn hảo.

Các game thủ tham gia đợt closed beta của game online là đối tượng nghiên cứu hoàn hảo.

Quả thực là thời gian kết thúc đợt thử nghiệm và vô cùng hoàn hảo cho chương trình nghiên cứu, game thủ sẽ phải đối mặt với việc thành quả của mình trong vài tuần liền bị mất hết và đối mặt với thời kỳ tận thế thực sự, bị đẩy vào đường cùng không lối thoát.

Cuộc nghiên cứu đi sâu vào các chi tiết nhỏ trong cuộc sống, hành vi của con người. Tuy nhiên các thành phần 'phá hoại' xã hội được ưu tiên sự chú ý nhiều nhất. Và kết quả khá thú vị là đại đa số mọi người không trở thành những tên 'cuồng sát' đi phá hoại mọi thứ như chúng ta vẫn tưởng.

Chỉ có một số ít là đi phá hoại bằng cách giết chết người chơi khác, tấn công các công trình... mà thôi. Đại đa số gamer đều bỏ làm quest, cày level hay nhiều việc khác - rất dễ hiểu bởi có cày thêm cũng chẳng làm gì. Thế nhưng khi biết 'tận thế' đang đến thì họ vẫn có những tiến triển trong giao tiếp cộng đồng, chứ không phải là phá hoại nó.


Đại đa số các game thủ sẽ sống vui vẻ giúp đỡ lẫn nhau trong thời Tận Thế.

Đại đa số các game thủ sẽ sống vui vẻ giúp đỡ lẫn nhau trong thời 'Tận Thế'.

Chính những nhà nghiên cứu cũng bất ngờ khi những game thủ này không những không có nhiều hành vi 'bất cần đời', tàn phá mọi thứ mà còn giao tiếp cộng đồng tốt hơn. Cụ thể thì họ dành thời gian để chat với nhau nhiều hơn, tặng nhau những món đồ quý giá và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp, ví dụ như lập đội đi đánh boss, làm nhiệm vụ siêu khó. Nhìn chung là mọi người trở nên 'tốt tính' hơn rất nhiều.

Theo một cuộc phỏng vấn ngắn với một người mang tên Dmitri Williams thì anh chàng này vẫn sẽ cố gắng 'trồng cây táo' dù cho biết rằng ngày mai thế giới chắc chắn vỡ vụn. Có sự khác biệt lớn trong việc trồng cây táo để con ăn quả, so với trồng cây táo để tất cả biến mất hoàn toàn. Nhưng phần đông mọi người vẫn lựa chọn trồng cây tiếp, chứ không phải là phá nát nó bởi chính mình trước khi ngoại cảnh làm điều đó.

Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tương tác trong xã hội con người không hề 'hỗn loạn' khi cả thế giới đứng trước thời điểm diệt vong báo trước. Đôi khi, họ còn trở nên tốt đẹp hơn cả những ngày bình thường, vốn tràn đầy hi vọng vào tương lai tươi sáng.

Ít nhất, các game thủ - đối tượng thử nghiệm chính trong nghiên cứu, thực sự là những người tốt, luôn cố gắng tới cuối cùng chứ chẳng hề 'phá làng phá xóm' chút nào.

Thu 3 tỷ đồng tiền quyên góp trong 1 ngày, đây chắc chắn là tựa game online hứa hẹn nhất 2017