Năm 2019 rồi, đọc lại 3 giả thuyết từng gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký vẫn cảm thấy thật khó tin

Green  - Theo Helino | 27/01/2019 05:00 PM

Tây Du Ký
23/02/2010 NCB: LineKong NPH:

Tây Du Ký là tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Từ câu chuyện về 5 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, tác giả Ngô Thừa Ân đã khéo léo tạo ra một tác phẩm kỳ ảo mang đậm triết lý nhân sinh, tôn giáo. Những tưởng các tình tiết về thần tiên, yêu quái,... trong truyện chỉ là sản phẩm hư cấu nhằm giải mục đích giải trí, nhưng các fan cứng đã chứng minh được rằng Tây Du Ký phức tạp hơn thế rất nhiều qua loạt giả thuyết gây shock dưới đây:

1. Tôn Ngộ Không có thật

Mặc dù Tôn Ngộ Không là nhân vật do Ngô Thừa Ân sáng tạo ra, nhưng các fan vẫn không ngừng đặt ra câu hỏi về nguồn cảm hứng hoặc thậm chí là nguyên mẫu đời thực từ đâu. Cho đến gần đây, người ta đã tìm thấy một bức bích họa có niên đại hơn 1000 năm tuổi tại động Thiên Phật.

Qua bức bích họa này có hình một vị hòa thường và một hầu hình nhân đang nghiêm trang chắp tay hành lễ Phật Bà Quan Âm. Bên cạnh đó, còn có thêm 4 bức bích họa khác miêu tả khá chi tiết hành trình của 5 thầy trò Đường Tăng, giống với Tây Du Ký.

Còn theo một số tài liệu khác, lịch sử có ghi nhận rằng Đường Tăng từng được một người đàn ông giỏi võ nghệ, có hình thù xấu xí, thô kệch, quái đản biệt hiệu "hầu hình nhân" đi theo bảo vệ trong chuyến đi thỉnh kinh của mình. Người này tên là Thạch Bàn Đà.

Năm 2019 rồi, đọc lại 3 giả thuyết từng gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký vẫn cảm thấy thật khó tin - Ảnh 1.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là Thông Thiên Giáo Chủ?

Vị sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không vẫn luôn là điều bí ẩn nhất trong Tây Du Ký vì hoàn toàn không có được giới thiệu rõ lai lịch. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư của ông thực ra cũng chỉ mang ý nghĩa là một vị thầy tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Nhiều fan tiên hiệp dựa vào chi tiết 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không đã đưa giả thuyết cho rằng Bồ Đề Tổ Sư thực chất là Thông Thiên Giáo Chủ. Theo đó, Thông Thiên Giáo Chủ có pháp lực vô biên, là thầy dạy của rất nhiều tiên nhân cả chính đạo lẫn tà đạo. Vào thời kỳ hoàng kim của mình, Thông Thiên Giáo Chủ còn được xưng tụng là "Vạn tiên triều bái." Có lẽ Thông Thiên Giáo Chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không rồi truyền dạy 72 phép địa sát, nhưng không chỉ dạy về đạo làm người, khiến sau này Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung.

Năm 2019 rồi, đọc lại 3 giả thuyết từng gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký vẫn cảm thấy thật khó tin - Ảnh 2.

3. Người đưa Đường Tăng đến Thiên Trúc là Lục Nhĩ Hầu

Trong kiếp nạn Ngộ Không thật – Ngộ Không giả, Tôn Ngộ Không đã bị Lục Nhĩ Hầu giả dạng và phải nhờ đến Phật Tổ Như Lai để phân biệt thật giả. Dù cuối cùng Tôn Ngộ Không đã đánh chết Lục Nhĩ Hầu, nhưng nhiều fan vẫn đưa ra giả thuyết cho rằng người bị đánh chết là Tôn Ngộ Không.

Giả thuyết có vẻ rùng rợn này nghe có vẻ khá vô lý, tuy nhiên không phải là không có căn cứ.

Thứ nhất, vì Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau như đúc, pháp lực tương đương nên rất khó phân định ai là người bị đánh chết.

Thứ hai, Lục Nhĩ Hầu được miêu tả là có năng lực biết trước tương lai và quá khứ, do đó thật lạ lùng khi con khỉ tinh quái này lại không biết chuyện mình sẽ bị đánh chết.

Thứ ba, có sự thay đổi rất lớn về tính cách nhân vật Tôn Ngộ Không giữa những hồi trước và hồi sau khi Lục Nhĩ Hầu xuất hiện. Nếu ở các hồi trước Tôn Ngộ Không và Đường Tăng thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi thì sau đó Tôn Ngộ Không lại rất nghe lời sư phụ của mình, cứ như là đã biến thành một người khác vậy.

Năm 2019 rồi, đọc lại 3 giả thuyết từng gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký vẫn cảm thấy thật khó tin - Ảnh 3.