Từ trước đến nay, Việt Nam vốn là vùng trũng trong phát triển game nói chung và game di động nói riêng. Điều này là không thể phủ nhận với nạn game lậu cùng việc hack, cheat tràn lan không chỉ trong game online mà cả offline. Đây cũng là nguyên nhân khiến dù bạn có là người mang trong mình tư tưởng vô cùng lạc quan đi nữa cũng không thể nào tin được ngành công nghiệp game Việt Nam lại có đươc bước đột phá lớn như hiện giờ.
Và chìa khóa của bước đột phá ấy không gì khác chính là sự kiện Flappy Bird, sự kiện đã đưa cái tên Việt Nam lên đến hàng thế giới, với hy vọng trong tương lai không xa sẽ đủ sức cạnh tranh với những ông lớn tên tuổi. Điều này không phải là không có lý bởi Flappy Bird không chỉ dạy cho chúng ta rằng 1 tựa game thành công có thể kiếm nhiều tiền như thế nào mà còn 1 bài học vô cùng quý giá và cần thiết cho làng game di động nước nhà: Không gì là không thể, ai cũng có thể làm game. Đây cũng chính là tiền đề cho việc ngày càng có nhiều tựa game Việt Nam chất lượng ra đời.
G4U studio – Sự ra đời “tiếp lửa” cho làng game di động Việt Nam
Bên cạnh sự có mặt của những nhà làm game tự do cùng với tác phẩm của họ thì gần đây, làng game di động nước nhà lại được đón chào thêm 1 studio mới tuy khá non trẻ nhưng được đánh giá là đầy triển vọng trong tương lại không xa – G4U studio. Có thể nói sự có mặt của 1 studio “chập chững” bước vào ngành công nghiệp game này thực sự là dấu hiệu ngày càng đáng mừng cho sự phát triển chung của tập thể, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy những người đi sau ngày càng sớm gia nhập cuộc chơi.
Mặc dù thời gian thành lập chưa lâu (tháng 2 năm 2014), cộng thêm việc đội ngũ nhân sự chủ yếu là những người trẻ, đầy nhiệt huyết nhưng tính đến nay, G4U studio đã trình làng 2 tác phẩm đầu tay (tựa game mới nhất có mặt vào ngày 15 tháng 3): Pizza Catcher và Speed Ranger. Cả 2 tác phẩm này đều sở hữu lối chơi đơn giản đánh thẳng vào tâm lý chú trọng “giải trí, giết thời gian” như Flappy Bird và đồng thời có nền tảng đồ họa khá dễ thương, dễ tiếp nhận với nhiều đối tượng game thủ.
Đầu tiên hãy nói về Pizza Catcher. Có thể coi đây là 1 tựa game hành động đơn giản khi tất cả những gì bạn phải làm là bắn nước sốt cà chua lên những chiếc pizza bay lượn trên màn hình. Cơ chế điều khiển cũng đơn giản như nhiệm vụ của nó, bạn có thể ngắm và bắn bằng cách chạm vào màn hình.
Thời gian đầu bạn sẽ thấy Pizza Catcher vô cùng “dễ thắng” nhưng càng về sau thì bạn sẽ càng nhận ra là mình đã quá coi thường tựa game. Pizza Catcher chia làm 3 cấp độ: Easy, Normal, Hard và bạn sẽ cần 1 số điểm nhất định để mở khóa từng phần. Càng lên cấp cao, những chiếc pizza trên màn hình ngày càng nhiều và nhanh với tốc độ chóng mặt.
Tựa game tiếp theo là Speed Ranger. Khác hẳn với Pizza Catcher, đây là 1 tựa game casual, nơi bạn phải điều khiển 1 chiếc xe tránh vô số chướng ngại vật trên đường đi nhưng quan trọng hơn cả, bạn không thể kiểm soát được tốc độ của nó.
Cơ chế gameplay của Speed Ranger cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể lướt sáng trái, phải, lướt lên để chiếc xe của bạn làm những hành động tương ứng như rẽ trái, rẽ phải và nhảy… Ngoài việc tránh những chướng ngại vật trên đường thì bạn cũng cần để ý đến những vật phẩm trên đường đi, ví dụ như kim cương. Đây là vật phẩm khá quan trọng bởi cứ 100 viên kim cương sẽ cho bạn thêm 1 mạng để tiếp tục tung hoành.
Ngoài ra, cả Pizza Catcher và Speed Ranger đều sở hữu tính năng chia sẻ điểm trực tiếp lên mạng xã hội như facebook, twitter nên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng để bạn cùng chơi và ganh đua với những người bạn khác quanh mình. Bạn có thể tải 2 tựa game trên tại đây.
Nhìn chung cả Pizza Catcher và Speed Ranger đều chưa phải là những tựa game xuất sắc nhưng sự ra đời của chúng mang một ý nghĩa khác vô cùng to lớn với làng game di động Việt Nam khi đã gián tiếp chứng minh với game thủ Việt lẫn bạn bè quốc tế rằng Việt Nam đang ngày càng phát triển và sẽ đến 1 ngày, những tác phẩm Việt Nam sẽ thường xuyên có mặt trên các bảng xếp hạng danh tiếng.
Các bạn có thể tải game tại đây: