Sự thật về nguồn gốc của phái Ngũ Độc

Nobunaga  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/01/2016 03:25 PM

Thần Kiếm 3D
12/12/2014 NCB: Đang cập nhật NPH:

Ngũ Độc giáo, môn phái xuất hiện không ít lần trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung - hãy cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc của môn phái này.

Nếu là một người yêu thích các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, chắc hẳn bạn không thể quên hình ảnh của Lam Phượng Hoàng, một cô gái có tính tình cổ quái và sở hữu khả năng dùng độc dược điêu luyện. Là chưởng môn nhân của Ngũ Độc giáo, Lam Phượng Hoàng được miêu tả là một thiếu nữ xinh đẹp, thuộc một dân tộc sinh sống tại Vân Nam, Trung Quốc.


Lam Phượng Hoàng, chưởng môn nhân của Ngũ Độc Giáo trong Tiếu Ngạo Giang Hồ

Lam Phượng Hoàng, chưởng môn nhân của Ngũ Độc Giáo trong Tiếu Ngạo Giang Hồ

Nếu các bạn chưa biết thì dân tộc đó có tên gọi là Miêu tộc hay còn được biết đến với cái tên H’Mông tại Việt Nam. Nguồn gốc của Miêu tộc là một bộ tộc cổ đã từng sinh sống, tồn tại ở Việt Nam, Lào trải dài đến cả Trung Nguyên, tập trung nhiều nhất tại vùng Vân Nam và sở hữu 1 bề dày văn hóa đặc sắc.


Hình ảnh dân tộc H’Mông tại Việt Nam

Hình ảnh dân tộc H’Mông tại Việt Nam

Sự ra đời của Ngũ Độc giáo

Để bảo vệ dân tộc mình, tộc trưởng người Miêu đã sáng lập ra một giáo đồ chuyên dùng độc với tên gọi: Ngũ tiên giáo độc thiên giáo (ý nghĩa: độc do trời ban), viết tắt là Ngũ Độc. Do địa hình của vùng Vân Nam là núi non hiểm trở, rừng cổ âm u, là nơi trú ngụ của vô số mãnh thú và độc trùng cùng hàng loạt kì môn dị thảo, chính vì vậy, người Miêu đã tận dụng lợi thế này để bảo vệ cho chính bản thân mình.

Khi bị đàn áp quá mức, phái Ngũ Độc sẽ lẻn vào nhà của kẻ thù, thả vô số trùng độc cho cắn đến chết mới thôi, vì sự tàn ác của họ nên người Trung Nguyên mới có phần e ngại bởi sự xuất hiện của giáo phái này.

Có một truyền thuyết về Ngũ Độc giáo liên quan tới một cây ngãi quỷ tên là truy sát ngãi, truyền lại cho con cháu tộc Miêu. Bất cứ ai nếu bị tộc Miêu chỉ điểm nếu không bị độc trùng cắn chết thì cũng bị chơi ngải cho đến đau ốm mà chết. Ngũ Độc giáo truyền lại cây ngãi quỷ qua 6 đời thì dần dần biến mất, chỉ để lại hình bóng về 1 môn phái đã từng tồn tại ở Trung Nguyên.

Và sự xuất hiện của Ngũ Độc giáo trong truyện và game

Lấy cảm hứng từ phái Ngũ Độc ngoài đời thật, nhà văn Kim Dung đã vẽ nên một môn phái lấy sức mạnh của độc dược làm chủ đạo, với chưởng môn là Lam Phượng Hoàng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ và Hà Thiết Thủ trong Bích Huyết Kiếm, Lộc Đỉnh Ký. Ngũ Độc giáo trong lời văn của Kim Dung cũng là một môn phái vô cùng nguy hiểm, có thể hạ độc toàn bộ môn phái khác một cách dễ dàng hay tấn công bằng cách sử dụng trùng độc điêu luyện.


Tiêu Thục Thận trong vai Hà Thiết Thủ phim Bích Huyết Kiếm (2007)

Tiêu Thục Thận trong vai Hà Thiết Thủ phim Bích Huyết Kiếm (2007)

Khi vào game, các game thủ thường lựa chọn Ngũ Độc phái chính bởi phong cách chơi “đánh và chạy” cực kì khó chịu. Kết hợp bằng việc đặt bẫy, rút máu đối thủ một cách từ từ, Ngũ Độc luôn là nỗi ám ánh cho mọi môn phái trong những trận đối đầu PK. Đặc biệt trong phiên bản 2.0 của Thần Kiếm 3D (Fb.com/ThanKiem3D), Ngũ Độc phái thậm chí còn kết hợp cả Độc và Cung tiễn, khiến cho môn phái này trở nên nguy hiểm gấp bội.


Ngũ Độc trong Thần Kiếm 3D sẽ khiến các môn phái khác phải dè chừng

Ngũ Độc trong Thần Kiếm 3D sẽ khiến các môn phái khác phải dè chừng

Kết

Chắc hẳn nhiều người cũng đã biết thêm về Ngũ Độc giáo và nguồn gốc từ tộc Miêu, hay có thể gọi là dân tộc H’Mông tại Việt Nam. Đây quả thực là một môn phái thú vị khi bước vào những bộ tiểu thuyết của Kim Dung hay trong các game kiếm hiệp, lý do bởi chính sự độc đáo đến từ cách chiến đấu sử dụng độc dược của môn phái này.

 

>> Võ công của Ngũ Độc giáo thực chất chỉ là hạng “ruồi muỗi”?