Người Việt làm game - nên bắt tay hay mạnh ai nấy chạy?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 15/03/2014 03:30 PM

Đại Minh Chủ
01/11/2013 NCB: Emobi Games NPH:

Phát triển độc lập hay gia nhập một studio game có tài chính hùng hậu chống lưng?

Nếu 2013 làng game Việt chứng kiến sự lên ngôi của game mobile thì năm nay, vũ đài đó sẽ có thêm một ngôi sao sáng rực rỡ - game “made in Việt Nam”. Sau thành công của Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird, rất nhiều lập trình viên khác đã nhìn thấy tương lai của nghề lập trình di động. Đây bỗng trở thành con đường phát triển cho rất nhiều lập trình viên trẻ tại Việt Nam.

Người Việt làm game - nên bắt tay hay mạnh ai nấy chạy? 1

Nói về lập trình game, không phải đến bây giờ người Việt mới bắt tay làm game. Cách đây nhiều năm, chúng ta đã đón nhận Thuận Thiên Kiếm, tựa game online đầu tiên trên PC do Việt Nam phát triển. Tiếp sau đó là tựa game bắn súng 7554 lấy bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ hay 2112 Revolution – một trò chơi chiến thuật độc đáo của Emobi Games. 

Tuy nhiên, sự thật phũ phàng là mọi game PC do Việt Nam sản xuất đều… thất bại về doanh thu. Việc mua game “dễ như mua rau” đã khiến các trò chơi Việt khó có cơ hội cạnh tranh với đối thủ Tàu, Hàn. Hơn nữa, việc đầu tư phát triển một tựa game PC thậm chí còn tốn kém hơn bỏ tiền mua game từ Trung Quốc. Cũng vì lý do này, gần như mọi studio game đều chuyển hướng sang game mobile – một thị trường mới nổi nhưng có sức hút lớn hơn.

Người Việt làm game - nên bắt tay hay mạnh ai nấy chạy? 2

So với làm game trên PC, phát triển game mobile đòi hỏi ít thời gian và công sức. Đại Minh Chủ - một game mobile có hệ thống tính năng tương đối đồ sộ được phát triển trong khoảng 3 tháng, quá nhỏ so với hơn 2 năm phát triển Thuận Thiên Kiếm. Còn những game đơn giản như Flappy Bird thì thời gian phát triển thậm chí còn được tính bằng ngày. Và hơn hết, một lập trình viên có thể tự mình phát triển nhiều game mobile khác nhau. Chỉ với sức của một người, Nguyễn Hà Đông đã tạo ra một Flappy Bird khiến cả thế giới chú ý và không ít game đứng Top khác.

Người Việt làm game - nên bắt tay hay mạnh ai nấy chạy? 3

Thành công của Nguyễn Hà Đông đã tạo niềm tin không nhỏ cho các lập trình viên độc lập phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tài năng, sự sáng tạo và cả may mắn như Nguyễn Hà Đông. Tự tin là điều rất tốt nhưng tự tin quá cũng trở thành một rào cản. Nếu so với các lập trình viên độc lập, những studio chuyên nghiệp có nhiều nguồn lực cũng như kinh nghiệm hơn. Có thể kể tới không ít game mobile thành công khác của Việt Nam được phát triển bởi những studio chuyên nghiệp như Đại Minh Chủ của Emobi Games, Ninja Revenge, Panda Jump của Divmob, Rip Off của Color Box…. Có thể không đình đám như Flappy Bird nhưng những trò chơi này vẫn đủ sức mang lại tiền triệu USD cho các nhà phát triển.

Người Việt làm game - nên bắt tay hay mạnh ai nấy chạy? 4

Nếu so với phát triển độc lập, việc gia nhập một studio chuyên làm game mobile sẽ mang lại ít rủi ro hơn. Đồng thời, việc có một nguồn tài chính đảm bảo chống lưng cũng góp phần giúp các lập trình viên có thể tập trung làm game mà tạm quên đi các mối lo cuộc sống. Đây cũng là môi trường lý tưởng để những sinh viên mới ra trường học hỏi kinh nghiệm. Đổi lại, dù trò chơi thành công đến mấy, thu nhập của các lập trình viên vẫn chỉ gói gọn trong 2 từ “lương, thưởng”. Lựa chọn hướng đi nào không chỉ phụ thuộc vào trình độ mà còn cả sự mạo hiểm của mỗi người.