- Theo Trí Thức Trẻ | 24/02/2016 06:55 PM
Sau khi hé lộ về 4 vị tướng bước ra từ cổ tích Việt Nam trong Loạn Đấu Võ Lâm, cộng đồng game thủ Việt đều tỏ ra vô cùng thích thú và hết lời khen ngợi việc làm đầy sáng tạo của đội ngũ phát triển game. Không để phụ lòng mong đợi, khi sức nóng vẫn chưa có dấu hiệu nguôi lạnh thì mới đây, Loạn Đấu Võ Lâm tiếp tục hé lộ thêm về 3 vị tướng Tam Quốc sẽ xuất hiện gồm Lã Bố, Quan Vũ và Tào Tháo.
Cũng giống với 4 nhân vật từ cổ tích Việt Nam được giới thiệu gần đây, thông qua những hình ảnh đầu tiên về 3 vị tướng Tam Quốc thì chúng ta có thể thấy rằng phong cách tạo hình của họ đều giống với những gì được miêu tả trong Tam Quốc Chí. Game thủ sẽ được gặp lại Quan Vũ trượng nghĩa trung thành, Lã Bố dũng mãnh hơn người và Tào Tháo đa nghi tài giỏi.
Lã Bố
Lã Bố
Trong tiểu thuyết Tam Quốc Chí, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Ông được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi Ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi.
Quan Vũ
Quan Vũ
Quan Vũ là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn.
Tào Tháo
Tào Tháo
Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn - Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ.
Theo dõi thêm thông tin tại: Fb.com/loandauvolam.vn