Game thủ Việt sẽ sống sao khi game online "chết" tính năng giao dịch vật phẩm?

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 07/10/2015 04:35 PM

Một game online khi cho phép người chơi tự do thực hiện các giao dịch mua bán vật phẩm thì cộng đồng gắn bó cùng game online ấy sẽ lớn mạnh rất nhiều so với những game khác. Vậy sẽ ra sao nếu một ngày nọ, hệ thống giao dịch trong các game online tại Việt Nam bị gỡ bỏ hoàn? Game thủ Việt liệu có thích viễn cảnh này?

Bạn có quan tâm tới sự sống chết của tính năng giao dịch vật phẩm trong Game Online?

Đã bao giờ bạn thắc mắc, những game online cho phép và không cho phép người chơi giao dịch vật phẩm ảo, chúng đang mang lại những mặt lợi - hại ra sao cho cộng đồng game thủ Việt nói chung?

Game online cho phép giao dịch


Ưu điểm: Cộng đồng có điều kiện được phát triển quy mô lớn.

Nhược điểm: Nhiều vấn đề bất cập xảy đến một khi vật phẩm ảo có giá trị thực.


Có thể nói MU là game online đầu tiên đem tới định nghĩa về khái niệm trade (giao dịch) với cộng đồng game thủ Việt.

Có thể nói MU là game online đầu tiên đem tới định nghĩa về khái niệm "trade" (giao dịch) với cộng đồng game thủ Việt.

Tại Việt Nam vào thời điểm đầu năm 2003, khi thị trường game online mới chập chững hình thành qua các cái tên như: MU, Gunbound, Priston Tale (PTV Online) thì cũng là lúc cụm từ "trade" (giao dịch) trở nên phổ biến với hầu hết cộng đồng game thủ thời bấy giờ.


Sau MU, Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) là game online cho người chơi được tiến hành các giao dịch vật phẩm ảo trực tiếp

Sau MU, Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) là game online cho người chơi được tiến hành các giao dịch vật phẩm ảo trực tiếp

Có lẽ vì ngoài việc coi game online như một loại hình giải trí đơn thuần, các game thủ cũng dễ dàng nhận ra được vấn đề là: Một game online cho phép người chơi tự do thực hiện các giao dịch mua bán vật phẩm thì cộng đồng gắn bó cùng game online ấy sẽ lớn mạnh rất nhiều so với những game khác. Ngoài việc chơi game, yếu tố cho phép giao dịch cũng sẽ tạo điều kiện giúp game thủ trao đổi cùng nhau những món đồ thừa với mình nhưng cần với người khác.


Từng có một thời, một món vật phẩm ảo như vậy trong game online VLTK có giá trị tương đương với... 1 chiếc xe máy SH ngoài đời thực!

Từng có một thời, một món vật phẩm ảo như vậy trong game online VLTK có giá trị tương đương với... 1 chiếc xe máy SH ngoài đời thực!

Tuy nhiên khi việc giao dịch này dần đi tới mức độ thị trường thì cũng là lúc nhiều vấn đề bất cập xảy tới, khiến hiện tại không còn nhiều game online hoạt động ở Việt Nam được hỗ trợ tính năng giao dịch đồ đạc, vật phẩm nữa.

Game online không cho phép giao dịch

Ưu điểm: Không lo xảy ra những vấn đề bất cập liên quan tới việc giao dịch vật phẩm ảo.

Nhược điểm: Sự tương tác giữa cộng đồng người chơi bị hạn chế tối đa.


Những game online xuất hiện về sau này, ngày càng hiếm hỗ trợ tính năng giao dịch với người chơi.

Những game online xuất hiện về sau này, ngày càng hiếm hỗ trợ tính năng giao dịch với người chơi.

Ngược lại với thể loại game online hỗ trợ hệ thống giao dịch kể trên, khi tham gia vào những game này, game thủ ngoài hệ thống tương tác với Shop bán đồ từ NPH thì sẽ không cho phép người chơi tương tác giao dịch với nhau. Khi người chơi cày game mà có cơ may đánh Boss rớt ra vật phẩm quý hiếm, nếu nhân vật của bạn không thích hợp để sử dụng vật phẩm ấy thì bạn chỉ còn cách bán lại vào Shop lấy tiền ảo. Do vậy ở loại hình game online này, sự tương tác giữa cộng đồng người chơi vô hình chung sẽ bị hạn chế tối đa.

Game online chỉ cho phép giao dịch vật phẩm "Không khóa"

Ưu điểm: Phân loại được rõ ràng vật phẩm được phép giao dịch trong game

Nhược điểm: Số lượng vật phẩm giao dịch được còn ít, đếm trên đầu ngón tay, gây tình trạng chật hòm đồ.


Việc phân loại đồ Khóa và Không khóa đang gây tình trạng chật cứng hòm đồ người chơi trong nhiều game online hiện nay.

Việc phân loại đồ "Khóa" và "Không khóa" đang gây tình trạng chật cứng hòm đồ người chơi trong nhiều game online hiện nay.

Bạn biết gì về đồ Khóa và đồ Không khóa trong các game online hiện tại?

Hiện tại, mô hình game online cho phép người chơi tự do giao dịch sẽ còn rất ít. Điều kiện này khiến một số game online phải chuyển toàn bộ vật phẩm ingame thành 2 loại: Khóa (không được phép giao dịch) và Không khóa (được phép giao dịch).

Theo đó, vật phẩm Không khóa sẽ được tạo nên bởi đơn vị "Vàng không khóa" trong trò chơi, vật phẩm Không khóa này tùy theo từng game online mà người chơi có thể giao dịch qua lại với nhau để quy đổi thành "Vàng không khóa". Còn đối với loại vật phẩm Khóa, người chơi có thể kiếm được khi train quái hoặc tham gia các sự kiện đặc biệt như diệt Boss khủng, tuy nhiên tỷ lệ rớt của những món đồ Khóa cũng như đơn vị "Vàng khóa" luôn cao hơn so với dạng "đồ không khóa".

Ngạo Kiếm Mobile - thế hệ sau của VLTK hưởng ứng với hệ thống đồ Khóa và giao dịch đồ Không khóa.
Ngạo Kiếm Mobile - thế hệ sau của VLTK hưởng ứng với hệ thống đồ Khóa và giao dịch đồ Không khóa.

​Hoặc để dễ hình dung hơn, ta có thể hiểu rằng: Trong mỗi game online, đồ khóa được hiểu như loại vật phẩm chỉ dành phục vụ riêng cho cá nhân người chơi, không được phép giao dịch. Còn đồ không khóa thì ngược lại. Trở lại với viễn cảnh một ngày nọ nếu đồ không khóa biến mất khỏi hệ thống của các game online, game thủ bấy giờ chỉ nhận được đồ khóa không có giá trị giao dịch, vậy theo cách bạn, cảm giác của những game thủ Việt lúc này liệu có đồng ý với NPH hay lập tức phản đối với game online đó?

Ý kiến của game thủ ủng hộ


"Em chơi game Độc Cô Cầu Bại, hôm rồi đánh Boss rơi ra Thiên Tiên Cung cấp hiếm (tên một món vũ khí của nhân vật Nhật Nguyệt trong game Độc Cô Cầu Bại), tuy nó là đồ không khóa nhưng cũng không thuộc phái nhân vật em đang cày, nên em có giao dịch để nhượng lại cho một bạn game thủ khác.


Game thủ Độc Cô Cầu Bại sợ nếu đóng tính năng giao dịch thì họ sẽ rất khó khăn để tìm kiếm được vật phẩm phù hợp với nhân vật mình đang chơi.

Game thủ Độc Cô Cầu Bại sợ nếu đóng tính năng giao dịch thì họ sẽ rất khó khăn để tìm kiếm được vật phẩm phù hợp với nhân vật mình đang chơi.

Em nghĩ nếu đóng tính năng giao dịch này thật thì giả dụ những người như em khi nhặt đồ hiếm nhưng nhân vật của mình không xài được, game cũng không cho giao dịch thì có cách nào ngoài việc quăng Shop lấy ít vàng lẻ?

Chưa kể còn có những người chơi cả tháng đi train quái, diệt Boss... vẫn không có cơ hội được nhượng lại đồ thích hợp với nhân vật mà họ chơi. Vậy họ sẽ cảm thấy nản nhanh lắm, vậy nên em nghĩ nên giữ lại tính năng giao dịch này trong cách game online..."
- Xuân Tùng - một game thủ chơi game online Độc Cô Cầu Bại chia sẻ ý kiến của mình.

Ý kiến của game thủ không ủng hộ


Ý kiến của nhiều game thủ đưa ra cũng coi việc loại bỏ hệ thống giao dịch trong các game online là điều đúng đắn.

Ý kiến của nhiều game thủ đưa ra cũng coi việc loại bỏ hệ thống giao dịch trong các game online là điều đúng đắn.

"Theo mình nghĩ thì nên đóng hoàn toàn tính năng giao dịch trong game online, vì sao ư? Vì sẽ tốt hơn khi để trò chơi chỉ là trò chơi chứ không nên biến nó thành một thị trường mua bán vật phẩm ảo. Có sàn giao dịch rồi sẽ có đấu giá vật phẩm. Ai mà biết khi món đồ ảo được đẩy giá trị lên quá cao, chuyện gì sẽ xảy ra với những game thủ đang khát món đồ ấy?" - Lê Quý Đông - một game thủ khác chia sẻ.

Theo bạn, game online tại Việt Nam có nên gỡ bỏ hoàn toàn tính năng buôn bán, giao dịch hay không? Hãy cho chúng tôi biết về ý kiến của bạn trong cuộc khảo sát
tại đây nhé!

>> 7 chú ý giúp game thủ Liên Minh Huyền Thoại tránh bị lừa khi giao dịch