The Dark Knight có vẻ luôn hành động một mình trong bất cứ trường hợp nào. Triệt tiêu tội phạm, bảo vệ công lý, làm bẽ mặt cảnh sát hay nhận được sự tán thưởng của người dân Gotham. Nhưng đôi khi, người mạnh mẽ nhất cũng cần sự giúp đỡ của những người bạn của mình.
Không chỉ ướm lên mình một lớp đồ họa đậm chất lắp ráp, các giọng lồng tiếng cũng được làm kĩ càng và đầy chất trào phúng. Nếu tựa game được làm thành phim, chắc hẳn doanh thu của nó cũng không hề kém cạnh.
Hầu như các màn chơi trong game đều được thiết kế tuyến tính với hàng tá vật xung quanh để đập nát và sử dụng. Ngay từ đầu, cái tên của game đã liên quan đến chế độ team-up, nên không có gì lạ khi bạn có thể chuyển đổi từ Batman thành Robin. Bằng cách khéo léo vận dụng những kĩ năng chuyên biệt để thoát khỏi những tình huống khó khăn cũng như vượt qua những chứng ngại vật.
Phương thức tiếp cận của trò chơi khá tinh tế, đặc biệt về phương diện giải đố. Nó không đơn thuần là chỉ hoàn thành và quên lãng, chúng ta còn được chứng kiến một cách kể chuyện đậm chất anh hùng qua từng nút thắt.
Trong khi hầu hết thời gian trải nghiệm game đều mượt mà thì điều khiển là thứ duy nhất làm khó game thủ. Các nút phản hồi tốt nhưng lại bị “dính”, đặc biệt khi bạn cố nhảy qua một chướng ngại vật thì việc ấn nó lại quá khó khăn và khiến nhân vật bị lệch hướng. Ngoài ra, cốt truyện không được giải thích rõ ràng, những câu đó và skill bị sắp xếp lộn xộn khiến người chơi dễ lẫn lộn.
Nhìn chung, Lego Batman: DC Super Heroes vẫn cần một vài nhân tố thúc đẩy giúp tựa game đạt đươc thành công hơn. Hãy nhìn lại những seri Lego cũ của nhà sản xuất, chúng ta dễ dàng nhận ra chúng đi vào quên lãng rất nhanh và chỉ được để ý mỗi khi có bản cập nhật mới. Mặc dù vậy, vẫn không thể phủ nhận mặt đồ họa, lồng tiếng và âm nhạc quá đỗi tuyệt vời. Chưa kể đến một lực lượng hùng hậu fan của DC Comic, tựa game luôn xứng đáng có một vị trí đẹp trong lòng game thủ