Từ khi xác nhận việc đưa thành công gMO chiến thuật nhập vai Mộng Đế Vương về Việt Nam, 669.vn cũng có nhiều hoạt động thể hiện mình là NPH thân thiện, khi tích cực công bố nhiều hình ảnh và thông tin về game trên báo chí, tương tác với game thủ trên fanpage. Nhưng bấy nhiêu có lẽ vẫn không đủ chiều lòng game thủ.
Những post sặc mùi “sắp OB” khiến game thủ tò mò
Người chơi cũng là những khách hàng khó tính, giữa hàng ngàn game mang đề tài Tam Quốc nhan nhản trên thị trường, nếu game nào đó được người chơi mong chờ, thì chắc chắn game đó phải “tài sắc vẹn toàn” mới chiều lòng được game thủ.
Đồ họa đẹp mắt
Trong Mộng Đế Vương , thời Tam Quốc được tái hiện tươi sáng, đẹp mắt, bối cảnh được chia nhiều tầng, chuyển động đan xen hết sức sinh động. Hệ thống nhân vật trong game cũng đa dạng, không chỉ góp mặt những mãnh tướng quen thuộc như Lữ Bố, Quan Vũ,… mà còn có sự tham chiến của nhiều mỹ nhân thiên hạ như Tiểu Kiều, Điêu Thuyền, Tôn Thượng Hương.
Bối cảnh game chuyển động hết sức sinh động
Đội hình đủ mặt cả mãnh tướng và mỹ nhân gây hứng thú cho người chơi
Gameplay độc đáo
Không lăng xê nhiều cho hoạt động PK quen thuộc, NSX tập trung rất nhiều công sức xây dựng và đẩy mạnh sự tương tác cho game bằng việc mở nhiều tính năng mới lạ như PK tổ đội và Quân đoàn chiến.
Ngoài ra, Mộng Đế Vương mang tới hệ thống tài nguyên đa dạng, phong phú. Mọi người chơi đều có khả năng trở lên giàu có nhanh chóng, nếu chịu khó tham gia đầy đủ các hoạt động trong game. Đặc biệt, nếu muốn sở trang thiết bị hiếm có người chơi chắc chắn sẽ không thể không tham gia Tàng bảo các, hay thu thập được hồn tướng, kinh nghiệm chiến đấu khi tham gia Mãnh tướng tháp,.v.v…
Mỗi hoạt động mang lại cho người chơi một trải nghiệm riêng, kết hợp với hệ thống sự kiện lớn nhỏ được tổ chức hàng ngày, hàng tuần, thế giới trong game luôn sôi động suốt 24/7, Mộng Đế Vương đã chứng minh được game Chiến thuật nhập vai không hề “hại não – khó chơi” mà hết sức thú vị, mang tính giải trí cao.
Bạn đọc quan tâm có thể tham gia fanpage trò chơi tại đây.
>> Rò rỉ ảnh Việt hóa của Mộng Đế Vương