- Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 02/10/2012 08:55 AM
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghê, nhu cầu của người chơi cũng được đáp ứng đầy đủ, bên cạnh đó rất nhiều game thủ đã lạm dụng việc chơi game và quá mê mẩn vào thế giới ảo trong game, do đó các triệu chứng của hiện tượng rối loạn thần kinh đã xuất hiện do người chơi luôn ỏ trong tình trạng tập trung cao độ. Tại Mỹ, các bác sỹ đã liệt kê các rối loạn tâm thần do chơi game vào danh sách các bệnh liên quan đến thần kinh. Còn tại Hàn Quốc, chính phủ đã chi rất nhiều tiền để xây dựng kế hoạch cai nghiện cho các game thủ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được đưa ra để nhằm trợ giúp cho những đối tượng này , trong đó có một mô hình đặc biệt mang tên liệu pháp cai nghiện thực tế ảo (virtual-reality), áp dụng khá giống với những đối tượng cai nghiện rượu. Tại Việt Nam, số lượng người chơi game cũng tăng lên một cách nhanh chóng trong vài năm gần đây, do đó chúng ta cũng cần có những chiến lược cụ thể để cân bằng thị trường game Việt một cách hợp lý đồng thời xây dựng một hành lang an toàn cho những game thủ của chúng ta. Để làm được điều này thì việc phòng tránh và bài trừ những hiện tượng nghiện game quá mức sẽ là những biện pháp hữu hiệu nhất xây dựng nét văn hóa đẹp đẽ trong cộng đồng game thủ.
Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết về hiện tượng nghiện game mà chúng ta có thể tham khảo:
1- Sinh hoạt hàng ngày luôn bị xáo trộn , thời gian dành hết cho game. Nếu một người chơi game suốt cả ngày lẫn đêm thì cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn, và đây là cảnh báo đầu tiên có thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn thần kinh khi chơi game.
2- Những game thủ quan tâm quá nhiều thời gian của mình vào game, sẽ quên đi công việc chính mà mình phải làm, đó là học tập ở trường và làm việc, họ mất khả năng làm việc.
3- Những game thủ có hành vi nghiện game sẽ cần thời gian dài để ổn định tâm lý, thường thì họ phải đầu tư thời gian dài để cày game và tìm mọi cách để kiếm tiền chơi game, nên rất dễ dàng để quan sát hành vi của những game thủ này.
4- Một số người nghiện game thường có tâm lý cáu kỉnh hay lo âu khi họ không được chơi game hay máy móc có vấn đề không thể kết nối được, hoặc tỏ thái độ bực tức khi phai rđi làm việc khác.
5- Cuối cùng là cam giác thèm muốn, trong đầu họ tâm trí lúc nào cũng nghĩ đến game và chỉ muốn tranh thru thời gian thật nhiều dnahf cho game.