4 thầy trò Đường Tăng mạnh thế nào trong Loạn Đấu Võ Lâm?

Ếck ôỘp  - Theo Trí Thức Trẻ | 02/03/2016 04:50 PM

Loạn Đấu Võ Lâm
10/03/2016 NCB: Emobi Games NPH:

Tiếp nối với bài viết giới thiệu hệ thống nhân vật đa dạng trong Loạn Đấu Võ Lâm ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đến với 4 thầy trò Đường Tăng bước ra từ tiểu thuyết Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân.

Như trong bài viết gần đây chúng tôi đã giới thiệu, Loạn Đấu Võ Lâm sẽ mang tới cho người chơi 3 nhân vật từ Tam Quốc gồm Lã Bố, Quan Vũ và Tào Tháo. Ngay sau khi những nhân vật này được hé lộ, rất nhiều game thủ Việt đã đưa ra những ý kiến đánh giá, những lời khen ngợi về phong cách tạo hình và sự sáng tạo trong việc xây dựng kỹ năng cho từng nhân vật.

Tiếp nối với bài viết giới thiệu hệ thống nhân vật đa dạng trong Loạn Đấu Võ Lâm ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đến với 4 thầy trò Đường Tăng bước ra từ tiểu thuyết Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Đây đều là những nhân vật quen thuộc gắn liền với chúng ta từ những ngày còn thơ ấu với Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng.

Đường Tam Tạng

Đường Tam Tạng tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ, ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tôn Ngộ Không cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường Tam Tạng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường Tam Tạng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào.

Đường Tam Tạng

Có thể trong nguyên tác, vị sư phụ này khá yếu ớt, không có khả năng phản kháng và ngay cả lũ yêu ma tay sai cũng có thể làm khó. Tuy nhiên với Loạn Đấu Võ Lâm thì Đường Tam Tạng dường như không cần tới sự hỗ trợ của các học trò, ông có khả năng chiến đấu với những kỹ năng kinh thiên động địa.

Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không tượng trưng cho trí, lý trí. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên trong phim, Tôn Ngộ Không luôn luôn đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Ngộ Không coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại.

Trư Bát Giới

Trư Bát Giới

Trư Bát Giới là tính tham và dục, những tâm tính bản năng. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát Giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Trong 4 thầy trò Đường Tăng, Bát Giới cũng có chút tài nghệ với 36 phép biến hóa và chỉ thua mỗi đại sư huynh Tôn Ngộ Không.

Sa Tăng

Sa Tăng

Sa Tăng thể hiện tính cần cù, nhẫn nại vì thế mà nhân vật này luôn nhọc nhằn gánh hành lý. Ngộ Không mấy bận giận Đường Tam Tạng, mấy phen đào nhiệm quay về Thủy Liêm Động quê xưa; Bát giới đã trăm lần ngàn lượt đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui, không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào.

Theo dõi thêm thông tin tại: Fb.com/loandauvolam.vn