Mua game là câu chuyện muôn thuở với thị trường Việt Nam khi mà suốt 1 thập kỷ qua chúng ta chủ yếu nhập
game Trung Quốc. Chính vì vậy, đối với nhiều NPH thì lâu nay việc tìm và mua trò chơi từ quốc gia này không khác mấy so với một cái chợ, cũng có săn hàng, ngã giá, khích tướng và lừa đảo.
Trong số trên thì việc ngã giá
game online thường là khâu căng thẳng và mất thời gian nhất, đơn giản vì thường thì các NPH Việt Nam hay cùng nhắm đến các game online có vị thế cao tại Trung Quốc. Dĩ nhiên chuyện này là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng nó lại tạo điều kiện cho các đối tác tha hồ "nói thách" giá lên cao chót vót.
Game Trung Quốc thường nói thách giá 4, 5 lần khi Việt Nam muốn mua.
Theo trao đổi giữa GameK với một chuyên gia trong ngành game nội địa, lúc này thường đi mua game Trung Quốc phải rất "tỉnh" nếu không muốn bị mua hớ. Đơn cử như việc các webgame 2D mang giá trị thực từ 15.000 USD ~ 20.000 USD (400 triệu VNĐ ) nhưng sẽ được rao với giá lên đến... 80.000 USD (1,7 tỷ VNĐ), tức là nói thách gấp từ 4 đến 5 lần.
"Webgame 2D hiện tại không còn có giá cao như trước, thế nhưng các hãng game Trung Quốc vẫn cố tình đẩy giá cao lên để hưởng lợi. Chuyện này có lẽ một phần vì xưa nay Việt Nam bị mua hớ nhiều nên họ nghĩ mình dễ bị lừa", một đại diện NPH Việt tâm sự. Cũng theo vị này thì hiện tại Trung Quốc cứ ra giá 10 phần thì chỉ cần trả giá 2, 3 phần cũng vẫn mua thành công.
Với các webgame 3D cũng vậy, giá trị thực của chúng chỉ trên dưới 80.000 USD nhưng dễ bị đội lên 120.000 USD đến 200.000 USD là thường. Vấn đề ở chỗ nhiều NPH lớn tại Việt Nam vì có quá nhiều tiền nên họ sẵn sàng vung tay để đè bẹp đối thủ đang cùng tranh chấp hợp đồng, vô hình chung dẫn đến giá game bị đội lên khủng khiếp.
Ngoài ra, một thông tin cũng khá thú vị nữa là giá mua nhiều webgame Trung Quốc bây giờ còn thấp hơn so với game online cho mobile. Theo chia sẻ, một game mobile tại đây có giá ít nhất cũng phải 100.000 USD, đơn giản vì triển khai game mobile thường dễ dàng hơn mà thu tiền cũng nhanh hơn so với game trên PC.
Dù mua đắt hay hớ, game về Việt Nam vẫn dễ lãi cao.
"Để mua game rẻ, thường các NPH tầm trung và nhỏ tại Việt Nam phải chịu khó tìm đến các NSX còn non trẻ của Trung Quốc. Họ chưa từng bán game ra ngoài nên sẽ đưa ra mức giá cực mềm, đó cũng là lý do vì sao gần đây nhiều game còn đang phát triển đã được đặt bút ký hợp đồng giữ chỗ sẵn rồi", chuyên gia cho biết thêm.
Điểm đáng chú ý ở đây là nhiều game dù bị mua thách với giá đội lên nhiều lần, nhưng về Việt Nam vẫn thu hồi vốn và có lãi rất nhanh