"Missing 411": Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt

Jessie Mai  - Theo Nhịp Sống Việt | 26/02/2020 11:34 AM

Theo nghiên cứu của cảnh sát, có nhiều vụ mất tích chỉ tính riêng tại Mỹ sở hữu những điểm tương đồng không thể giải thích.

Từ 2010-2018, chỉ riêng tại Mỹ đã có hàng triệu vụ mất tích, trung bình mỗi năm đất nước này ghi nhận 649,097 trường hợp. Con số này tuy đang giảm dần, tuy nhiên vẫn rất nhiều. Chỉ trong năm 2018, Mỹ đã có đến 612,846 trường hợp báo mất tích, với nạn nhân chủ yếu dưới 21 tuổi.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 1.

David Paulides, một cựu cảnh sát kiêm thám tử, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đã phân tích các vụ án mất tích trên khắp Bắc Mỹ. Ông cho ra một kết quả đáng kinh ngạc: những "motif" tương đồng trong nhiều vụ mất tích chỉ tính riêng ở đất nước này.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 2.

Các cuộc điều tra của Paulides bắt đầu vào năm 2009, khi ông chuẩn bị nghỉ hưu khỏi lực lượng cảnh sát San Jose. Paulides đã nghiên cứu khoảng 2000 vụ mất tích đặc biệt, có điểm tương đồng. Ngược trở lại thế kỷ 19, ông cũng phát hiện thấy các vụ mất tích tương tự.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 3.

Điểm tương đồng đầu tiên cho thấy, các nạn nhân khi được tìm thấy còn sống, họ bị mất trí nhớ. Nếu được phát hiện đã chết, nguyên nhân tử vong khó xác định. Trước đó, họ từng đến một khu vực mình chưa từng hoặc không thể tự đi đến, hoặc một địa điểm đã được lục soát kỹ lưỡng trước đó.

Ví dụ như trong một vụ mất tích, thi thể cậu bé xấu số được tìm thấy trên một thân cây đổ. Kỳ lạ là đội tìm kiếm đã đi qua địa điểm này nhưng trước đó lại không phát hiện ra.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 4.

Những nạn nhân được phát hiện không đi dày dép hoặc mặc quần áo, và các chú chó cứu hộ cũng không thể đánh hơi được mùi nạn nhân. Các khu vực quanh nơi nạn nhân mất tích và được tìm thấy thường không có hiểm họa động vật hoang dã, họ cũng không có dấu vết bị động vật tấn công.

Một số vụ mất tích còn lạ lùng hơn, đối tượng đã ở một nơi vào thời điểm này, nhưng lại đột nhiên xuất hiện ở một địa điểm khác ở thời điểm khác cách đó khá xa. Trong một vụ mất tích của hai đứa trẻ sơ sinh, chuyện này đã xảy ra và vô cùng kỳ lạ bởi chắc chắn chúng không thể tự di chuyển.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 5.

Ngày 13/7/1957, đứa bé 2 tuổi tên David Allen Scott đã bị thất lạc ở khu vực hồ Twin Lakes, thuộc dãy núi Sierra Nevada. Cha cậu đi vào chiếc xe lưu động của ông trong giây lát, khi quay trở lại thì cậu bé đã biến mất. Khu vực có tầm nhìn khá tốt, nhưng 3 ngày sau đội tìm kiếm mới nhìn thấy cậu bé cách đó hai ngọn núi.

Một trường hợp khác là của cậu bé 2 tuổi Keith Parkins, mất tích gần nhà ở bang Oregon, Mỹ vào năm 1952. Lần cuối cậu bé được nhìn thấy là quanh kho thóc, sau đó chưa đến một ngày, Keith được tìm thấy ở một nơi cách nhà 24km, trong tư thế nằm sấp mặt xuống một vũng nước đóng băng.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 6.

Điều này dẫn đến một đặc điểm chung tiếp theo, đó là các vụ mất tích khi được tìm thấy thường gần nơi có nước. Tuy nhiên, đó không phải một vụ chết đuối.

Jelani Brinson, 24 tuổi được phát hiện tử vong trong một ao nước tại sân golf ở hạt Anoka, bang Minnesota. Anh đã mất tích tại nhà một người bạn vào lúc 10:30 tối ngày 17/4/2009Mũ của anh trong một cái sân sau ở gần đó, còn đôi giày thì ở một cái sân khác. Mặc dù sân golf lầy lội do trời mưa, đôi tất của nạn nhân vẫn sạch sẽ. Có vẻ như anh đã không đi bộ đến đó, mà được khiêng đặt vào trong ao.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 7.

Paulides đã viết nhiều cuốn sách về những cuộc điều tra của mình, bao gồm " Vụ mất tích 411: Sự trùng hợp chính xác". Trong đó ghi nhận các chàng trai trẻ mất tích ở các thành phố gần nguồn nước. Một trường hợp điển hình là, nạn nhân đang trong quán bar uống rượu với bạn bè và không ai nhìn thấy họ rời đi. Vài ngày sau họ được phát hiện tử vong dưới nước.

Cuốn "Missing 411" cũng có đề cập đến 2 vụ mất tích khá nổi tiếng vào thập niên 1990. Trong đó có một vụ bao gồm hơn 1.100 nạn nhân mất tích tại công viên Quốc gia Mỹ. Các nạn nhân dường như "bốc hơi" hoàn toàn, gồm cả khách tham quan và dân bản địa, không để lại chút dấu vết nào.

Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 8.

Vụ mất tích nổi tiếng khác thuộc về cậu bé Casey Holiday (11 tuổi), cậu biến mất vào ngày 14/10/1990 ở Maries, bang Idaho, Mỹ. Vào thời điểm Casey mất tích, thời tiết lúc đó rất khắc nghiệt. Vì vậy, chó nghiệp vụ cũng không thể lần ra được dấu vết của Casey và chú chó.

Hơn 100 người được điều động đi tìm Casey, nhưng đúng 2 ngày sau, cậu bé xuất hiện ở đúng nơi mình mất tích. Chân Casey không mang giày, cậu bé đã bị rơi vào tình trạng hoảng loạn, ăn nói lảm nhảm và bị mất trí nhớ. Không ai biết tại sao cậu bé lại có thể sống sót trong thời tiết lúc bấy giờ với đôi chân trần.

Nguồn: Fnew/Tổng hợp4