MDCS mùa Hè 2016: GSH vs. APU - 'Ông lớn sa cơ' có giải mã được 'ngựa ô'?

SteLLar  - Theo Trí Thức Trẻ | 28/05/2016 06:05 PM

Hãy cũng chúng tôi phân tích khả năng của hai đội tuyển GIGABYTE SuperHype và AnPhat Ultimate trong cuộc đối đầu sắp tới của khuông khổ vòng bảng MDCS mùa Hè 2016

Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại danh giá nhất Việt Nam đã bước vào những ngày thi đấu đầu tiên của tuần thứ 2. Không có quá nhiều bất ngờ xảy ra thì lần lượt các ông lớn đã có cho mình những điểm số đầu tiên, duy chỉ có GYGABYTE SuperHype, với nòng cốt là các thành viên của Full Louis lừng lẫy ngày nào đang gây thất vọng tràn trề khi trắng tay hoàn toàn sau 2 trận thua trước Bánh Mì Minh Nhật Fate và Tora 269. Trái lại, 1 trong 2 đối thủ của họ ở tuần này là AnPhat Ultimate đang bay cao trên ngôi đầu BXH sau chiến thắng trước Bánh Mì Minh Nhật Fate hôm qua, những chú ngựa ô đang tự tin hướng tới chiến thắng trước GSH để giành tấm vé đại diện Việt Nam tham dự King of SEA tuần tới.

GYGABYTE SuperHype: Khoảng trống của Sofm dường như quá lớn?

Sofm đến LPL tiếp tục giấc mơ bơi ra biển lớn của mình, đó đương nhiên là tổn thất to lớn với lực lượng của GSH. Tuy nhiên việc GSH thua cả 2 trận mở màn trước những đối thủ bị đánh giá thấp hơn vẫn là bất ngờ lớn, trong đội hình của họ vẫn còn đó dàn ngôi sao như KoW, Jeff, Ness cơ mà. Việc mất Sofm xem ra không chỉ là mất đi 1 người đi rừng hung hãn hay 1 xạ thủ có khả năng carry cực mạnh, mất mát quan trọng nhất, cũng là điểm yếu chí mạng của GSH dẫn đến 2 thất bại vừa qua, họ đã mất đi người kêu gọi chính của team.

Những gì GSH thể hiện khi có Sofm và không Sofm là ví dụ hoàn hảo về tầm quan trọng của việc giao tiếp trong team. Quá nhiều những pha lao vào giao tranh không căn cứ, thiếu tầm nhìn khiến họ liên tục tự đẩy mình vào thế bất lợi. Thậm chí khiến nhiều lúc người xem phải đặt câu hỏi: “Họ đã giao tiếp như thế nào mà lại quyết định như vậy?”.

Các thành viên của GSH ngoại trừ tân binh DHNN đều đã ít nhiều khẳng định được khả năng qua nhiều giải đấu chuyên nghiệp. Kỹ năng chắc chắn không phải vấn đề của họ. Tâm lý thi đấu, sự thiếu gắn kết trong những bước di chuyển. Bộ mặt GSH sau 2 trận vừa qua là những pha dịch chuyển trật khớp của Ness, người đi rừng nổi tiếng với khả năng kiểm soát rất tốt Fury đi gank đã 2 lần trực tiếp dâng double-buff cho lane đối phương, KoW chỉ để lại gương mặt cau có khi cả đội gặp khó, Kudo thì vẫn mờ nhạt.

Những vấn đề tâm lý và việc chưa dành sự quan tâm đúng mức cho chiến thuật đang thực sự khiến GSH lâm nguy. Đây là lúc kinh nghiệm cùng bản lĩnh sau nhiều mùa giải chinh chiến của các cựu binh như KoW, Jeff cần phát huy. Thay vì sa đà vào cuộc đấu chiến thuật với những đội hình đòi hỏi sự ăn ý cao của cả team như 2 trận vừa qua, có lẽ GSH nên hướng đến một lối đánh đơn giản hơn, 1 đội hình dễ chơi hơn. Đừng quên đội hình xoay quanh xạ thủ đơn giản đã đưa Full Louis đến tận Chung kết giải Mùa Xuân vừa qua.

Fury chơi thiên về kiểm soát bản đồ, cùng với Ness trở thành 2 tanker. KoW chơi những vị tướng hỗ trợ hoặc nhiều CC phục vụ giao tranh tổng như Lulu, Lissandra. Xạ thủ sẽ là người bắn tất cả. Ở vị trí này Jeff là 1 sự thay thế không tồi cho Sofm đấy chứ!

AnPhat Ultimat: Chỉ là ngựa ô hay ngựa chiến đích thực?

Tạm thời đứng đầu bảng sau ngày thi đấu đầu tiên tuần 2, khả năng cao sẽ là đại diện cho Việt Nam tại King of SEA tuần tới. Kịch bản khá giống CCCS Mùa Xuân vừa qua đang lặp lại trong cú đề-pa của AnPhat Ultimate. Sự hụt hơi giai đoạn sau mùa trước sẽ là bài học quý giá cho AnPhat Ultimate để hướng đến mục tiêu Playoff của họ.

Vẫn là lối chơi tập thể khá gắn kết với lá cờ đầu là người đi rừng kinh nghiệm Tarzan Boy, ảnh hưởng của Tarzan đến những bước đi của APU giai đoạn đầu là rất lớn. Với Kindred trong tay, Tarzan luôn biết cách chứng minh mình là một trong những người đi rừng phong cách lead team hàng đầu Việt Nam.

Nhân sự mùa này APU có sự xuất hiện của thành viên cũ Full Louis là Whis (Easynam đổi tên). Lối chơi chủ động, cũng những pha bay nhảy trong giao tranh khi cầm Azir của Whis thực sự là điểm sáng rất lớn từ đầu mùa của APU. Cặp đôi Bot lane cũng có sự thay đổi khi Mid mùa trước Dragon chuyển xuống xạ thủ, còn xạ thủ là Hyojinn tịnh tiến xuống vị trí hỗ trợ. Có thể nói cặp bot của APU 2 trận vừa qua chơi chưa thực sự ăn ý trong và mới chỉ ở mức tròn vai. Giai đoạn đi lane của cặp đôi này thường thua thiệt khá nhiều so với đối thủ. Dragon với kỹ năng rất tốt nhưng còn đó nhiều pha anh chàng chơi Zed rất hay mùa trước đã thi đấu khá mạo hiểm. Điều này có thể là một hạn chế của APU trong chặng đua đường dài.

Nếu duy trì được phong độ ổn định của toàn đội, cặp Bot cải thiện được sự ăn ý thì AnPhat Ultimate sẽ là một đối thủ xứng tầm cho cuộc đua vô địch. Dù vẫn biết, sự ổn định chính là bài toán lớn nhất với họ những mùa giải qua,

Kết

GYGABYTE SuperHyper lúc nãy không còn gì để mất. Lòng tự tôn của một ông lớn khi bị dồn vào chân tường hứa hẹn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chú ngựa ô của mùa giải. Tuy nhiên, nếu AnPhat Ultimate tiếp tục phát huy tốt lối chơi tập thể, cộng thêm 1 ngày phong độ cao của Tarzan như những trận vừa qua, họ hoàn toàn có thể dành được kết quả tốt trước GSH trong giải đấu MDCS mùa Hè 2016.

Dự đoán: Hòa 1 – 1