Máy tính truyền thống dường như đã lỗi thời. Những hệ thống
Windows thông thường rất khó để quản lý và đặt ra quá nhiều nguy cơ bảo mật cho chúng ta, doanh số bán hàng của chúng cũng đang giảm dần.
Vì thiếu những sự thay thế tốt hơn mà bạn vẫn cần phải sử dụng
Windows. Nhưng bây giờ những khuyết điểm của Vista và các lỗ hổng của Windows XP đã được sửa chữa ở Windows 7. Những gì có thể làm là: bạn nên nâng cấp lên
Windows 8.
Câu trả lời có thể nằm trong bản bulid mới nhất của Windows 8, phiên bản mà Hyper-V 3.0 có thể được tìm thấy trong Control Panel. Hyper-V chính là hypervisor của Microsoft, đó là một lớp ảo hóa chạy ngay bên trên phần cứng thay vì nằm bên trong môi trường của hệ điều hành. Cho đến nay, Hyper-V chỉ hỗ trợ trên Windows Server. Đây sẽ là nền tảng cho phiên bản tiếp theo của Windows dành cho máy tính để bàn mà sẽ thay đổi mọi thứ.
Tại sao lại thế? Bởi vì nó có thể mang lại giải pháp tốt nhất có thể cho việc ảo hóa máy tính. Mô hình phổ biến hiện nay cho việc ảo hóa máy tính là VDI (virtual desktop infrastructure) mà các máy khách Windows chạy máy ảo trên máy chủ sử dụng trung tâm dữ liệu của máy chủ. VDI cung cấp khả năng quản lý và bảo mật tập trung nhưng nó cũng đòi hỏi phần cứng máy chủ mạnh, băng thông mạng tốt và một kết nối liên tục giữa máy trạm và "máy khách" (thường là một thiết bị đầu cuối) điều mà sẽ quyết dịnh tính di động.
Trên Windows 8, Hyper-V sẽ chạy một Windows ảo trên máy khách chứ không phải là trên máy chủ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn khả năng hoạt động mà không cần kết nối đến máy chủ. Do đó người dùng mang theo máy ảo Windows trên máy tính xách tay hoặc tablet mà vẫn có được các lợi ích về quản lý và bảo mật của VDI. Trong kịch bản này, các thành phần của máy chủ có thể sẽ không có nhiều vai trò như là máy trạm VDI, vì về cơ bản, nó chỉ sao lưu các tập tin và cấu hình người dùng cuối hơn là chạy một máy ảo thực sự.
Nhờ vào hypervisor dạng 1 (dạng cơ bản nhất), máy khách có thể chạy nhiều máy ảo cá nhân với hiệu suất giảm đi một chút. Ở đây, có sự phân chia cơ bản giữa "máy ảo chung" và "máy ảo cá nhân" chạy trên cùng một máy khách. Các máy ảo chung sẽ được đặt trong một môi trường tuyệt đối bảo mật không cho phép bất kì một tiến trình cá nhân nào hoạt động. Những thay đổi trên máy ảo chung sẽ được đồng bộ hóa với máy chủ ngay khi người dùng kết nối tới máy chủ. Nếu phần cứng của máy khách bị mất, bị đánh cắp hay quan hệ giữa người sử dụng với công ty kết thúc thì máy ảo sẽ bị vô hiệu hóa từ xa bởi quản trị hệ thống.
Trong kịch bản nhiều máy ảo, người dùng cũng có thể chạy nhiều phiên bản Windows để hỗ trợ cho các ứng dụng, các phiên bản Linux và thậm chí là các ứng dụng của Windows Phone 7 cũng có thể được hỗ trợ bởi Hyper-V. Người dùng có thể mang máy Mac của mình để làm việc khi Apple được hỗ trợ, Hyper-V cho phép Mac OS X chạy song song cùng với các máy ảo Windows.
Một lợi thế lớn về mặt công nghệ là Hyper-V sẽ không còn quản lý phần cứng của người dùng cuối. Nói cách khác, người dùng có thể mua và duy trì thiết bị máy tính cá nhân của họ miễn là nó có thể chạy được máy ảo chung. Tường lửa, phân phối phần mềm, diệt virus, các tác vụ quản lý khác và quan trọng nhất là mã hóa dữ liệu sẽ được chạy bằng hypervisor. Các máy ảo cũng như các dịch vụ đầu cuối và các ứng dụng ảo hóa được triển khai từ cơ sở hạ tầng của máy trạm sẽ được giảm tải nhiều hơn so với máy chủ VDI.
Hyper-V sẽ có chi phí thấp hơn so với VDI và độ phức tạp cũng thấp hơn đáng kể. Đó là một ý tưởng tuyệt vời. Với các công cụ quản lí của mình như Terminal Services, App-V (application virtualization) và MED-V (Microsoft Enterprise Desktop Virtualization) có thể thừa hưởng cho máy khách Hyper-V, Microsoft đang có cơ hội tốt nhất để biến điều đó thành hiện thực.
Tham khảo: Pcworld