Sự thật đằng sau những đồn đại trong thế giới công nghệ (Phần cuối)

Thành Luân  | 10/11/2011 0:00 AM

Đôi khi chúng ta vẫn lầm tưởng rằng nếu sạc pin laptop không đúng cách sẽ dẫn đến việc chai pin. Tuy nhiên điều này không còn đúng đối với những laptop thế hệ mới ngày nay.

6. Tìm cách loại bỏ spam có thể còn bị spam nhiều hơn

Hãy lắng nghe lời khuyên trên, đừng bao giờ trả lời spam mail. Nếu bạn trả lời chúng thì chẳng khác gì nói với những kẻ spammer rằng bạn đang dùng địa chỉ email này.

Theo Ari Schwartz –“Không một ai có thể tránh được thư rác, bởi điều này quá khó và gần như là không thể. Thư rác chiếm tới 83% số thông điệp được gửi đi trên Internet tại nước Mỹ.”



Tuy nhiên trong một vài trường hợp hiếm hoi, người dùng có thể gửi mail trả lời rằng họ không muốn nhận thêm thư rác nữa, và một vài công ty chấp nhận loại địa chỉ email chỉ của người dùng ra khỏi danh sách spam. Nhưng nó chỉ xảy ra đối với những công ty làm ăn chân chính, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu người dùng đụng phải những tên spammer thật sự. Theo Schwartz, spammer có rất nhiều cách để moi được địa chỉ email của bạn, và cách tốt nhất để bảo vệ địa chỉ email của mình là hạn chế công bố trên các trang web càng nhiều càng tốt.
 
7. Hacker sẽ phá hủy dữ liệu trong ổ cứng của bạn
 
Theo Bryson Gordon, một quản lý của công ty McAfee Security –“Sâu MyDoom.f là điển hình cho thời kỳ mà virus máy tính có thể tấn công dữ liệu.” Việc virus và sâu máy tính có thể tấn công các file là điều hiếm khi xảy ra, nhưng lại là cơn ác mộng số 1 đối với người dùng Internet.

 

Một trong những hoạt động phá hoại của MyDoom.f bao gồm truy tìm các file Word, Excel và các file ảnh trong máy tính người dùng rồi xóa chúng một cách ngẫu nhiêu. Trong số những máy tính bị nhiễm loại sâu này, 40% bị mất các file Word và 60% mất file Excel.
 
Nhưng ngày nay các hacker lại muốn nắm quyền điều khiển và khai thác chứ không phải là phá hoại máy tính. Thay vì xóa dữ liệu, sâu và virus muốn dùng máy tính để gửi spam hoặc tấn công các trang web. Theo Allen Householder, một chuyên gia phân tích bảo mật Internet –“Điều này cũng giống như virus ký sinh, nếu chúng giết vật chủ trước khi lây nhiễm sang máy khác thì chúng không còn cơ hội lây nhiễm thêm nữa”.
 
8. Tắt máy tính hàng ngày có thể giảm tuổi thọ của chúng
 


Đây là một chủ đề đã được đem ra tranh luận rất nhiều lần. Một phe cho rằng việc tắt bật máy tính có thể làm giảm tuổi thọ của các linh kiện điện tử bên trong. Phe khác cho rằng đây là một việc nên làm, bởi ngay cả những chương trình hay hệ điều hành tốt nhất cũng sẽ gặp vấn đề nếu không được reset thường xuyên.
 
Thực ra không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Đa số đều nghiêng về quan điểm tắt máy tính thường xuyên có lợi nhiều hơn có hại, tất nhiên là bao gồm cả việc tiết kiệm điện. Kevin Krewell, tổng biên tập của Microprocessor Report ủng hộ quan điểm này –“Một bộ vi xử lý thông thường có tuổi thọ 10 năm. Trong thời gian này người dùng đã thay thế chiếc PC của họ trước khi bộ vi xử lý bị ảnh hưởng bởi việc tắt đi bật lại quá nhiều.”
 
9. Chính phủ đọc trộm email của tất cả mọi người

Đối với Marc Rotenberg, giáo sư luật tại Đại Học Georgetown kiêm giám đốc Trung Tâm Bảo Mật Thông Tin Điện Tử thì điều này vẫn là một bí ẩn, một lời đồn đại. Vậy nếu một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật như ông không tin vào bí ẩn này thì chúng ta cũng chẳng việc gì phải lo lắng. Sai.



Ông cho rằng –“Chính phủ hiện tại có lẽ không lén đọc email của một người, nhưng điều này không có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề này trong tương lai. Trong vài năm tới điều này có thể trở thành hiện thực.” May mắn là các tổ chức tình báo, an ninh hiện nay chỉ được phép đọc trộm thư trong một số trường hợp đặc biệt, liên quan đến những vấn đề nhạy cảm trong chính trị hoặc quân sự. Chính phủ có thể đọc trộm email của những kẻ tình nghi và tất cả những ai liên quan tới chúng. Một chuyên gia bảo mật như Rotenberg cũng cho rằng họ chưa thể đọc được thư của tất cả mọi người.
 
“Có những phần mềm có thể lọc qua một lượng email cực lớn, truy tìm những từ khóa khả nghi.” Theo Ari Schwartz thì các lực lượng tình báo chưa bao giờ công nhận việc sử dụng những phần mềm này, nhưng không thể loại bỏ khả năng chính phủ đang theo dõi bạn.
 
10. Saddam Hussein mua máy PlayStation 2 để sử dụng trong chiến dịch vũ khí của Iraq
 


Quay về năm 2000, nước Mỹ cấm Hussein sở hữu những thiết bị máy tính có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự. Theo báo cáo của trang WorldNetDaily.com, ông này mua lại tới hơn 4000 máy PlayStation 2 với ý định kết nối chúng với nhau để tạo ra một siêu máy tính có thể xử lý dữ liệu cho vũ khí tên lửa, thiết kế vũ khí hạt nhân và điều khiển máy bay.
 
Câu chuyện này bao gồm rất nhiều yếu tố bí ẩn, bao gồm việc chính phủ Mỹ để lộ các tài liệu mật, nguồn cung cấp vũ khí bí mật của Iraq và Hussein gom góp cả một kho máy PlayStation 2. Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Quốc Phòng lại trả lời rất lấp lửng–“Chúng tôi có rất nhiều nhân viên tình báo đang truy tìm những chiếc máy này.” Nhưng anh ta từ chối cung cấp những thông tin chi tiết hơn –“Nếu có bất kỳ khả năng nào về sự tồn tại của những vũ khí và công nghệ quân sự , chúng tôi sẵn sàng khai thác.” Chúng ta nên chú ý vào từ “Nếu”.
 
11. DOS đã chết
 
Hệ điều hành MS-DOS được Microsoft công bố vào năm 1981 đã từng đạt được nhiều thành công, và rồi lùi vào dĩ vãng. Nhưng nó vẫn chưa chết. Theo một cuộc khảo sát của IDC thì có hơn 1 triệu phiên bản DOS vẫn đang được sử dụng trong năm nay, ít hơn so với 2,2 triệu bản trong năm 2003.
 


Theo IDC thì hệ điều hành này vẫn còn hữu ích đối với một vài công việc, nhưng sức tăng trưởng của nó hiện nay chỉ bằng 0. Nếu để ý kỹ, có thể nhận thấy DOS vẫn tồn tại xung quanh chúng ta. Trong quầy thanh toán tại các cửa hàng, khách sạn, v.v… DOS thường được sử dụng nhưng một chương trình đơn thuần phục vụ cho những chức năng được sắp đặt sẵn. Tuy nhiên thị trường của DOS cũng đang dần dần bị Linux chiếm đoạt.
 
Microsoft không còn bán DOS nữa, và gần như không còn nơi nào còn bán hệ điều hành này, trừ Ấn Độ và Singapore, thông qua những công ty lắp ráp máy tính. Cách tốt nhất để mua hệ điều hành này là đặt mua trên những trang bán hàng qua mạng, ví dụ như EBay.
 
12. Chỉ có các thiết bị chống sốc điện đắt tiền mới đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn
 
Theo Joe Wilson, một kỹ sư điện tại Oregon –“Tôi không thấy sự liên quan giữ giá cả và độ an toàn của một thiết bị chống sốc điện. Đa phần chúng đều dựa trên cùng một công nghệ, và thời gian phản ứng (tốc độ bật thiết bị) là tương đương. Thường thì những thiết bị chống sốc điện có thêm chút “mắm muối” như đèn báo. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể bảo vệ thiết bị điện của bạn tốt hơn.”
 

 
Wilson khuyên rằng người dùng chớ nên để ý đến những thông số tiêu năng, thời gian phản ứng, chúng không phải là chứng chỉ cho chất lượng của thiết bị. Thay vào đó hãy chắc rằng những thiết bị chống sốc được gắn mác UL 1449, đây là chứng chỉ chất lượng của Underwriter Laboratory. Tất nhiên những thiết bị chống sốc điện là cần thiết để bảo việc máy tính hay các thiết bị điện của bạn khỏi các sự cố mất điện. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng so với những thiết bị gia dụng trong gia đình.
 
Nếu bạn không muốn những công việc máy tính đang dở dang của mình bị mất vì một sự cố sụt điện thì nên mua UPS. Một chiếc UPS bao gồm nguồn điện dự trữ sẽ giúp cho người dùng có thời gian sao lưu công việc và tắt máy. UPS đời mới hơn còn có cả chương trình tự động backup dữ liệu và tắt máy.
 
13. Nếu sạc laptop khi pin chưa hết có thể dẫn đến chai pin
 


Đây là một quan niệm đối với những loại laptop đời cũ. Pin của laptop cách đây vài năm cần được xả thường xuyên nếu không sẽ dần dần bị chai. Tuy nhiên những laptop đời mới hơn đang sử dụng pin lithium ion, và chúng không cần phải xả thường xuyên để duy trì tuổi thọ. Nhưng dù sao thì cứ sau 30 lần sạc, người dùng nên xả pin xuống còn 0%, điều này không phải để chống chai pin mà là điều chỉnh lại bộ đo thời lượng pin.
 
14. Nếu không dùng vòng chống tĩnh điện trong khi sửa máy, bạn có thể làm hỏng các phần cứng
 

 
Chúng ta được khuyên nên dùng vòng chống tĩnh điện khi cần phải động vào linh kiện của máy tính. Tuy nhiên các kỹ thuật viên cho rằng điều này không cần thiết –“Tôi chẳng bao giờ dùng vòng chống tĩnh điện, sàn nhà của cửa hàng nơi tôi làm việc được lót thảm, và tôi chưa từng bị giật trong khi sửa máy.” Theo Jake Strouckel, một người chuyên sửa máy tính –“Tôi cũng từng chạm và ổ cứng và bị giật, tuy nhiên ổ cứng không bị ảnh hưởng gì.” Anh khuyên rằng nếu cầm vào các cạnh thay vì chạm trực tiếp vào bảng mạch thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra.
 
Tuy nhiên dù sao đi chăng nữa chúng ta cũng nên sử dụng vòng chống tĩnh điện, hoặc phương pháp đơn giản hơn là chạm chân vào sàn nhà mỗi khi phải động vào các linh kiện bên trong máy tính.
Xem thêm:

máy tính