Virus Elk Kloner
Năm 1982, Skrenta (ảnh trên) tạp ra 1 loại virus có tên Elk Kloner mà ông “khoe khoang” rằng đây là virus đầu tiên trên máy tính của Apple. Elk Kloner có thể lây lan qua đĩa mềm, vào thời kì mà máy tính chưa có ổ cứng. Virus Elk Kloner lây nhiễm qua hàng nghìn thiết bị nhưng... vô hại: nó chỉ hiển thị 1 bài thơ trên màn hình của người dùng. Một trích đoạn trong “bài thơ” của virus này là: "It will get on all your disks/It will infiltrate your chips/Yes, it's Cloner!" (tôi sẽ lây lan vào tất cả ổ đĩa của bạn, tôi sẽ thâm nhập vào con chip máy tính. vâng, tôi là Clone!)
Leap-A
Sau Elk Kloner, máy tính của Apple dường như không gặp bất cứ sự tấn công nào từ virus trong suốt 24 năm. Đến năm 2006, virus Leap-A bắt đầu tìm cách lây lan vào máy Mac bằng cách giả mạo các bức ảnh hé lộ về hệ điều hành Leopard mà thời điểm đó Apple chưa công bố. Khi người dùng “dính bẫy”, cài đặt loại virus này vào máy, chúng lại cố gắng mở rộng mức độ lây lan thông qua chương trình iChat. Tuy nhiên, có vẻ cũng giống như Elk Kloner, loại virus này cũng chẳng tìm cách đánh cắp thông tin cá nhân hay can thiệp gì vào máy tính.
iPhone lần đầu tiên bị hack
Charlie Miller trở thành nhà phát triển đầu tiên hack thành công iPhone vào tháng 7 năm 2007, chỉ 1 tháng sau khi iPhone lần đầu tiên xuất hiện. Ông trình diễn cách thức khai thác lỗ hổng trên iPhone tại hội nghị Black Hat dành cho các chuyên gia bảo mật 1 tháng sau đó. iPhone đã bị khai thác lỗi bảo mật trên trình duyệt Safari và hacker có thể chiếm quyền điều khiển thiết bị để gửi email, lướt web, thậm chí là tắt micro của máy. Tất nhiên, Charlie Miller đã cảnh báo Apple về lỗ hổng này trước khi hội nghị Black Hat diễn ra và Apple đã ra bản vá lỗi kịp thời.
Jailbreak iPhone
George Hotz chỉ mới 17 tuổi vào năm 2007 và iPhone ở Mỹ lúc đó chỉ dành cho mạng AT&T. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 20 ngày, cậu nhóc này đã unlock thành công iPhone để chạy các mạng khác. Một ít tháng sau đó, chính George Hotz cùng 1 số lập trình viên khác đã jailbreak thành công iPhone để cho phép người dùng cài đặt các ứng dụng bên thứ 3 chưa được Apple chấp thuận.
Macbook Air cũng bị hack
6 tháng sau khi Charlie Miller hack thành công iPhone, anh dành giải thưởng tại cuộc thi Pwn2Own tại hội nghị an ninh CanSecWest ở Vancouver khi chỉ mất 2 phút để hack thành công chiếc MacBook Air mà Apple vừa mới ra mắt thời điểm đó. Charlie Miller đã tìm ra các lỗ hổng trong trình duyệt Safari để sử dụng viết mã khai thác, chiếm quyền điều khiển MacBook. Miller tiếp tục hack MacBook tại cuộc thi Pwn2Own 2 năm sau đó và nổi danh như là hacker MacBook hàng đầu.
iBotnet
Năm 2009, trong khi an ninh mạng thế giới đau đầu với sâu Conficker đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên internet, một phiên bản lậu của bộ phần mềm iWork dành cho các thiết bị của Apple bắt đầu lây nhiễm người dùng với các malware được thiết kế để chiếm quyền điều khiển máy tính của họ, biến máy tính người dùng trở thành 1 botnet để hacker sử dụng nhằm thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Loại virus không có cơ chế tự động tấn công mà chỉ có tác dụng khi người dùng cài nhầm chúng trong máy. Do đó, chúng không có cơ hội phát tán rộng rãi và người ta cũng không rõ ý định của hacker là gì.
Vụ Hijack tháng 7/2009
Lại là chuyên gia bảo mật nổi tiếng Charlie Miller nhưng trong vụ "Hijack" lần này, Charlie Miller hé lộ một lỗ hổng còn nguy hiểm hơn các lỗ hổng trong iOS trước đó khi hacker có thể chiếm quyền điều khiển iPhone của người dùng chỉ bằng tin nhắn. Nếu bị khai thác, hacker có thể dùng iPhone của chính nạn nhân để nhắn tin và phát tán virus. Apple ngay sau đó đã ra bản vá cho lỗ hổng này sau khi Miller hé lộ nó tại hội nghị Black Hat.
Sâu Ikee
Khi sâu độc hại lần đầu tiên xuất hiện trên iPhone cuối năm 2009, nó khá đơn giản và không hề phức tạp như cách Charlie Miller hack điện thoại và máy tính của Apple trước đó. Loại sâu này chỉ ảnh hưởng đến các iPhone đã đượcjailbreak, đồng thời người dùng đã cài phần mềm SSH và không thay đổi mật khẩu mặc định của chương trình này. Sau khi lây nhiễm vào iPhone, Ikee sẽ thay đổi hình nền của máy bằng ảnh của ca sỹ Rick Astley kèm theo 1 đoạn tin: "ikee is never gonna give you up." (ikee sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn).
JailbreakMe
Năm 2010, một hacker biệt danh Comex phát hành JailbreakMe 2, cho phép người dùng iPhone và iPad khi truy cập vào website JailbreakMe.com và jailbreak thiết bị của mình 1 cách dễ dàng chỉ sau ít giây. Đây là 1 thủ thuật khai thác 1 lỗ hổng nghiêm trọng trong iOS và Apple ngay lập tức tung bản vá lỗi 10 ngày sau khi JailbreakMe xuất hiện. Tuy nhiên, Comex lại giới thiệu JailbreakMe 3 vào tháng 7 vừa qua và tiếp tục giúp người dùng iDevice có thể jailbreak thiết bị của mình. Comex mới chỉ 19 tuổi và là sinh viên trường Nicholas Allegra.
Theo: Maskonline