Những điều chưa biết về HP - Kẻ sáng lập thung lũng Silicon (Phần 1)

S&L  | 04/09/2011 09:43 AM

Hãy cùng tìm hiểu về nhà sản xuất máy tính hàng đầu hiện nay.

Nhắc đến cái tên HP, chắc hẳn các bạn sẽ biết ngay, đây là nhà sản xuất laptop hàng đầu thế giới hiện nay. Cho đến thời điểm năm 2010, HP vẫn là tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Có thể nhiều người trong các bạn đang sử dụng một sản phẩm như laptop, máy in, tablet của hãng.  
 
Bạn có thể biết rõ về hiện tại của HP nhưng bạn có biết gì về những ngày đầu của hãng, về ý tưởng thành lập, những biến cố lớn của HP trong suốt lịch sử hoạt động? Bạn có biết rằng chính HP là nhà sáng lập ra thung lũng Silicon - nơi tập trung những công ty công nghệ hàng đầu đang ngày qua ngày thay đổi thế giới bằng những phát minh của mình? Bạn có biết cái tên HP có ý nghĩ ra sao, được quyết định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về những sự kiện lớn của hãng.
 
Sơ lược về HP
 
HP hay tên đầy đủ là Hewlett-Packard là tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ. Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2010 của hãng đạt 126 tỷ USD, giá trị thị trường khoảng 50 tỷ USD. HP là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới hiện nay.
 

 
Nổi tiếng với các sản phẩm PC nhưng HP không chỉ có mặt trong lĩnh vực này. Ngoài thị trường PC, HP còn có phần tại các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử như: máy ảnh, máy qua, máy in, thiết bị lưu trữ, TV, phần mềm, thiết bị mạng và các dịch vụ IT.
 
Tất nhiên, ngành mang lại nhiều danh tiếng cũng như doanh thu nhất cho người khổng lồ này là sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân. HP nổi tiếng với khả năng sản xuất các sản phẩm đa dạng từ chất lượng cho tới giá cả - chính điều này đã làm nên vị trí số một của hãng trên thị trường PC đầy khốc liệt. Khác với một số hãng khác chỉ mạnh trong một phân khúc, HP sản xuất cả những sản phẩm giá rẻ cấu hình cao, đáp ứng các nhu cầu phổ thông cho đến các máy Elite đầy tự hào với chất lượng và thiết kế mơ ước.
 
Tuy mang lại doanh thu lớn nhưng mảng kinh doanh PC của hãng lại không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng. Điều này cộng thêm tương lai không mấy sáng lạ của thị trường PC đã khiến cho BGĐ của HP cân nhắc việc rút chân khỏi thị trường này.
 
Những ngày đầu khó khăn
 
Tên của tập đoàn được ghép từ họ của 2 nhà đồng sáng lập Bill Hewlett và Dave Packard. HP ra đời vào 1/1/1939 và ngành nghề kinh doanh đầu tiên của hãng là nhà sản xuất công cụ đo lường với số vốn vỏn vẹn 538 USD.
 

 
Bill Hewlett và Dave Packard là bạn học, cả hai cùng tốt nghiệp khoa công nghệ năng lượng tại đại học Stanford và năm 1935.
 
HP là một công ty "khởi nghiệp trong" garage đúng nghĩa: trụ sở đầu tiên của công ty có doanh thủ cả trăm tỷ USD mỗi năm được đặt trong một gara gần Palo Alto. Họ quyết định đặt tên công ty bằng cách ghét họ của cả hai lại, vấn đề ở đây ai sẽ là người đứng trước, Hewlett hay Packard. Việc này được quyết định sau một trò tung đồng xu may rủi, xí nghiệp HP ra đời. Năm 1947, HP trở thành công ty và IPO và 6/11/1957.
 
Ban đầu (những năm 40 đến 60 của thế kỷ trước), hoạt động của HP không hề tập trung vào một ngành nghề nào cụ thể, hãng sản xuất rất nhiều mặt hàng điện tử thậm chí, còn liên quan đến cả nông nghiệp. Tuy nhiên, sau này, HP đã tập trung vào các sản phẩm đo lường và kiểm định điện tử chất lượng cao. Các sản phẩm của HP trong thời kỳ này bao gồm: máy phát điện tính hiệu, điện kế, bộ đếm tần số, nhiệt kế, máy phân tính sóng... Cũng từ thời điểm này, cái tên HP bắt đầu chính thức ra nhập bản đồ công nghệ thế giới.
 

 
Thời gian này, tuy không thật sự huy hoàng nhưng nó chính là gốc rễ, cơ sở để hãng vươn lên, thâm nhập và thống trị thị trường sản xuất máy tính cá nhân.

Trong kỳ sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những biến cố trong thập kỷ 60, cái cách mà HP và các đối tác sáng lập ra thung lũng Silicon và những ngày huy hoàng nhất của người khổng lồ này.
   
 
 
Xem thêm:

HP