Những bí mật thú vị đằng sau các logo đặc biệt của Google

Hồng Nhung  | 05/08/2011 03:20 PM

Doodle, những logo của Google trong các dịp đặc biệt luôn giành được sự chào đón nồng nhiệt của cộng đồng mạng. Đằng sau các Doodle là những câu chuyện rất thú vị.

Hồi mới thành lập, logo của Google chỉ rất đơn giản chứ không phải là các mẫu doodle ngộ nghĩnh như hiện nay. Một lần, vào lễ hội "Đốt hình nộm" (Burning Man), 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin của Google có kế hoạch tham gia lễ hội nhưng họ sợ rằng nếu trang web gặp trục trặc sẽ chẳng có ai trực điện thoại cả.
 
Doodle đầu tiên của Google chính là biểu tượng một hình nộm bị đốt. Đó thực chất là thông điệp của Google rằng "Nhân viên Google tham gia lễ hội Đốt hình nộm nên hiện không có ai ở văn phòng".
 
Sau đó, Google bắt đầu thiết kế các mẫu doodle đặc biệt vào các dịp lễ hằng năm như Lễ cảm ơn hay Halloween. Sergey Brin đã đăng ký bằng sáng chế cho các mẫu doodle này vào năm 2000 - ông gọi nó là "cách khiến người sử dụng thích thú hơn khi truy cập trang web". Bằng sáng chế cho doodle được cấp năm 2011.
 
Google Doodle hiện nay là một phần của văn hóa mạng. Mọi người đều thích thú với các doodle nhắc nhở chúng ta về các ngày lễ hay dịp kỉ niệm. Đặc biệt doodle ghita của Google được yêu thích đến mức Google tạo hẳn một trang web cho nó.
 
Trước đây tất cả các doodle của Google được thiết kế bởi thực tập sinh Dennis Hwang - hiện ông là nhân viên chính thức của Google. Sau đó doodle được Google quan tâm hơn.
 
Nhóm thiết kế Google Doodle.
 
 
Nhóm thiết kế Google Doodle có chưa đầy 10 người với chuyên ngành khác nhau: làm phim, hoạt sĩ truyện tranh... Jennifer Hom cũng là một thành viên trong nhóm thiết kế này. Hom tốt nghiệp trường thiết kế Rhode Island School.
 
Ý tưởng cho các doodle của google là từ nhóm thiết kế này, từ hơn 28000 nhân viên của Google, từ người sử dụng và các tin tức trên thế giới.
 
Hom cho biết: "Đó luôn là điều bất ngờ. Chúng tôi chọn những hình ảnh sẽ làm mọi người thấy thú vị. Đó có thể là những kỉ niệm thời thơ ấu, những điều học ở trường, những sự kiện quan trọng hay một phần trong nền văn hóa".
 
Đặc biệt thời gian tạo ra một doodle rất ngắn. Mặc dù họ có thể lên kế hoạch trước các doodle trong năm, nhưng với những sự kiện đặc biệt như NASA phát hiện mặt trăng có nước năm 2009, Hom chỉ có khoảng 4 tiếng để thiết kế 1 doodle.
 
Năm ngoái nhóm thiết kế này tạo ra 271 doodle.
 
Toán học.
 
Ngoài tác phẩm chơi ghita, một trong những doodle ấn tượng của Google là doodle buckyball. Khi bạn di chuyển chuột biểu tượng buckyball sẽ hiện dần lên và xoay tròn.
 
Doodle Buckyball.
 
Hom cho biết nhóm thiết kế doodle không dành quá nhiều thời gian vào các doodle. Tuy nhiên kĩ sư Kris Hom dành đến 20%, thậm chí có những tuần ông dành đến 30 hay 50% thời gian cho các mẫu doodle này.
 

 
Trong ngày Kỉ niệm số Pi ra đời, doodle của Google được thiết kế mang phong cách toàn học. Jennifer Hom cho biết: "Chúng tôi đã phải xin lời khuyên của các chuyên gia toán học trong Google... để đảm bảo rằng mỗi chi tiết trong doodle đó là chính xác".
 
Trụ sở quốc tế.
 

 
Google có hơn 50 tên miền tại hơn 50 quốc gia, và Google có các doodle đặc biệt cho các quốc gia đó. Tất nhiên là nhóm thiết kế ở Mĩ sẽ không thể nhớ được các ngày kỉ niệm ở các quốc gia khác, nhưng họ có các trụ sở và nhân viên tại các quốc gia đó kiểm tra và đóng góp ý tưởng.
 
Ảnh hưởng của doodle.
 

 
Theo một nghiên cứu năm 2009 thì tài khoản Google chiếm đến 6% lưu lượng truy cập mạng. Rất nhiều người sử dụng đặt Google làm trang chủ. Mặc dù các nhà thiết kế cố gắng không "đụng chạm" đến bất cứ ai, nhưng điều này vẫn không thể tránh được. Năm 2003 một nghệ sĩ mắc một lỗi nhỏ khi thiết kế hình ảnh DNA trên Google và phản ứng nhận lại là rất gay gắt.
 
Thậm chí một doodle hình cầu vồng nhỏ trên thanh tìm kiếm khi người sử dụng tìm kiếm những cụm từ liên quan đến vấn đề đồng tính cũng bị chỉ trích vì Google phân biệt đối xử.
 
Tại sao lại có doodle?
 
Google được biết tới về công nghệ hơn là về nghệ thuật. Tuy nhiên theo Hom thì: "Google đã làm rất tuyệt trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng chúng tôi cũng là con người. Tôi nghĩ mục đích của doodle là... đem lại niềm vui trong công ty và cho người sử dụng biết rằng chúng tôi vẫn đang sống".
 
Dưới đây là một số mẫu doodle đặc sắc của Google.
 
Doodle lễ Giáng sinh 24/12/2010. Các hình vẽ sẽ phóng to khi bạn trỏ chuột vào và mỗi nhấn chuột vào ảnh sẽ đưa bạn đến kết quả tìm kiếm về quốc gia hoặc hình ảnh đó.

 
Doodle dịp sinh nhật lần thứ 122 của Charlie Chaplin: 15/4/2011.
 
Doodle dịp sinh nhật Thomas Edison: 11/2/2011.
 
Doodle ngày 21/5/2010: Kỉ niệm 30 Pac-Man ra đời.
 
Tham khảo Mashable 
Xem thêm:

google

internet