Motorola đòi Apple trả 2 tỷ USD tiền bản quyền bằng sáng chế

PV  | 05/02/2012 01:26 PM

Có vẻ như Apple đã đồng ý với yêu cầu này.

Cách đây 1 ngày, một phán quyết của tòa án Đức đã yêu cầu Apple phải gỡ bỏ iPhone 4 và iPhone 3GS khỏi cửa hàng trực tuyến Apple Store tại nước này. Tuy nhiên, ngay trong hôm đó, tòa án đã đình chỉ lệnh cấm trên và Apple được bán sản phẩm trở lại. Những diễn biến phức tạp của vụ kiện khiến nhiều người tự hỏi thực sự chuyện gì đang diễn ra giữa Apple và Motorola tại Đức.

Tuy nhiên có vẻ như mới đây, 1 blogger có tên Florian Mueller cho rằng mình đã tìm ra được câu trả lời. Trong 1 hồ sơ pháp lý mà Apple nộp cho cơ quan quản lý, blogger này phát hiện ra một thông tin liên quan đến thỏa thuận bản quyền. Cụ thể hơn, đó là các điều khoản thỏa thuận về tiền bản quyền để cấp phép 1 phần (quan trọng) của công nghệ mà Motorola đã được cấp bằng sáng chế. Và theo tài liệu mà Mueller phát hiện được thì Motorola đang yêu cầu Apple phải trả cho mình 2,25% doanh thu bán hàng iPhone để được cấp phép sử dụng công nghệ mình. Theo báo cáo tài khóa của Apple từ năm 2007 đến 2011, doanh thu từ iPhone của "Táo khuyết" là 92,64 tỷ USD, tức nếu Apple chấp nhận yêu cầu, số tiền Apple phải trả cho Motorola rơi vào khoảng 2,08 tỷ USD.


Apple có vẻ như đã đồng ý và đang đệ trình các yêu cầu để trao đổi thông tin với các công ty khác để tìm hiểu xem Motorola thu phí bản quyền này như thế nào với Nokia, HTC, LG và Ericsson. Nếu như Motorola cố tình thu phí của Apple cao hơn các công ty khác, chính công ty này sẽ phải gặp rắc rối.

Bằng sáng chế trong thỏa thuận này cũng chưa được xác định có vi phạm quy định được gọi là FRAND (công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử). FRAND thuộc nhóm các bản quyền chung của ngành công nghiệp. Nếu xét theo trường hợp trên, Motorola buộc phải bán cho Apple với giá hợp lý và bằng giá bán cho bất kỳ bên nào khác. Bên cạnh đó, Motorola cũng không thể "bắt" Apple sử dụng công nghệ này trong sản phẩm của mình mà chỉ có thể đòi một mức phí cụ thể. Ngược lại, đối với công nghệ không thuộc nhóm FRAND, công ty hoặc cá nhân nắm công nghệ có quyền không bán. Và theo luật thì không ai có thể sử dụng công nghệ đó nếu nó chưa được bán.
 
Tham khảo: CNN
Xem thêm:

apple

Motorola