Microsoft để tuột mất nhân tài: Các giám đốc đi đâu về đâu? (Phần 1)

Minh Lết   | 04/07/2011 0:00 AM

Yếu tố chủ chốt để giúp 1 doanh nghiệp đi lên từ khủng hoảng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế nhưng bây giờ nhìn lại, Microsoft còn bao nhiêu nhân tài để đối chọi lại Google, Apple sau 10 năm không "điều trị" được bệnh chảy máu chất xám?

Nếu bạn đang thắc mắc liệu công ty nào là doanh nghiệp nơi mà nạn chảy máu chất xám đang hoành hành dữ dội nhất, thì không cần phải tìm kiếm đâu xa. Đó chính là Microsoft.

Việc chảy máu chất xám ở đây không chỉ diễn ra ở các nhân viên trẻ tuổi, những người thường nhảy việc sau 2 - 3 năm mà xảy ra cả với các cựu binh già dặn hơn rất nhiều. Một số người bỏ việc để nghỉ hưu sớm, thư giãn với các thú vui đời thường nhưng cũng có không ít các quan chức điều hành rời Microsoft để làm sếp ở nơi khác và tiếp tục... hút người từ gã khổng lồ này.

Paul Maritz: trở thành CEO của VMWare


Có thể nói Paul Maritz chính là thành viên chủ chốt đầu tiên của Microsoft mở đầu cho căn bệnh chảy máu chất xám trầm kha đã kéo dài hơn 1 thập kỉ ở công ty này. Vào thời kì Microsoft còn non trẻ, Paul Maritz là 1 trong những người có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các sản phẩm của hãng này. 

Chức vụ cao nhất mà ông này từng nắm giữ là Phó chủ tịch điều hành của Microsoft. Tuy nhiên khi Steve Ballmer lên nắm quyền, Paul Maritz bị hạn chế dần quyền lực cũng như ảnh hưởng. Cuối cùng không chịu nổi sự chèn ép từ phía Ballmer, Paul Maritz rời bỏ Microsoft và sau này trở thành CEO của VMWare, một trong những đối thủ chính của Microsoft trong mảng phần mềm. Môi trường ảo hóa do VMWare xây dựng giúp các công ty giảm được chi phí phải trả cho Microsoft khi vận hành các trung tâm dữ liệu. Nói 1 cách khác, VMWare càng lớn mạnh thì "nồi cơm" của Microsoft càng bị đe dọa.

Đến năm 2009, Paul còn chiêu mộ thêm được Mark Lucovsky, một kỹ sư trong nhóm đã xây dựng HĐH Windows NT về với VMWare. Anh này từng tiết lộ rằng vào năm 2004, khi anh ta tuyên bố rời bỏ Microsoft để đến với Google, Steve Ballmer (khi đó là CEO của Microsoft) đã tức tối đến mức chửi bới ầm ĩ, nguyền rủa Google và Eric Schmidt (CEO của Google) đồng thời quăng 1 cái ghế ngang qua phòng làm việc và đập trúng vào 1 chiếc bàn.

Greg Maffei: Trở thành CEO của Liberty Media


Khi còn làm việc ở Microsoft, Maffei phụ trách mảng tài chính của công ty này suốt 3 năm từ 1997 đến 2000 với chức danh CFO (giám đốc tài chính). Sau đó ông này đã rời bỏ Microsoft để sang làm việc cho 1 hãng truyền thông là Liberty Media. Maffei cũng được vinh danh là CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ trong năm 2009 với tổng thu nhập lên tới 87.5 triệu USD.

Nathan Myhrvold: Sáng lập Intellectual Ventures


Khi còn làm việc ở Microsoft, Myhrvold nắm giữ vai trò là CTO- Giám đốc công nghệ của hãng. Và đối với 1 công ty công nghệ cao như Microsoft, có lẽ không cần nói cũng đủ biết vị trí của 1 CTO như Myhrvold quan trọng dường nào. 

Nhưng vào năm 2000, ông này rời bỏ Microsoft để thành lập Intellectual Ventures 1 công ty đầu tư mạo hiểm với ngành kinh doanh chính là "buôn" các bằng sáng chế. Hiểu 1 cách đơn giản, Intellectual Ventures mua lại hoặc đầu tư phát triển các bằng sáng chế ở đủ mọi lĩnh vực. Sau đó khi các công ty khác có nhu cầu đưa ra sản phẩm có dính dáng đến bằng sáng chế của  Intellectual Ventures thì sẽ phải trả tiền cho công ty này hoặc  Intellectual Ventures sẽ đưa vụ việc ra tòa.

Cách làm nghe có vẻ mạo hiểm này thực sự đã chứng minh hiệu quả tuyệt vời: Rất nhiều hãng không muốn rắc rối với tòa án đã chịu "ngậm bồ hòn làm ngọt" và trả tiền cho Intellectual Ventures để được phép sử dụng các bằng sáng chế mà công ty này nắm giữ. Samsung, HTC... là một vài cái tên tiêu biểu trong số những khách hàng (nạn nhân) của 

Đến năm 2011 thì Intellectual Ventures đã trở thành 1 trong năm chủ sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất ở Mỹ.

Jeff Raikes: CEO cho quĩ của Bill Gates


Raikes là một trong những người từng có ảnh hưởng rất lớn trong Microsoft. "Cựu binh" này đã làm việc ở Microsoft từ năm 1981 sau khi rời bỏ Apple và là 1 trong những quản lý có thâm niên nhất của hãng này. Ông từng giữ các chức vụ như quản lý mảng bán lẻ và lãnh đạo dự án Office và các phần mềm dành cho doanh nghiệp khác trong hàng chục năm.

Tuy nhiên vào năm 2008, theo lời mời của Bill Gates, ông này đã rời bỏ Microsoft để làm CEO cho quĩ do 2 vợ chồng Bill Gates thành lập mang tên quĩ Melinda và Bill Gates. Quĩ này tập trung cho việc hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS, xóa nạn đói, nạn mù chữ ở các nước chậm phát triển.

Năm 2008 cũng là năm Bill Gates chính thức rời bỏ công việc ở Microsoft để tập trung cho việc làm từ thiện.

Stephen Elop: Trở thành CEO của Nokia


Elop có lẽ là 1 người có duyên với các vị trí quan trọng ở những tập đoàn lớn trong thời gian rất chóng vánh. Là COO của Jupiter Networks trong đúng 1 năm rồi trở thành CEO của Macromedia trong vòng 3 tháng, sau khi Macromedia  bị Adobe mua lại thì Elop lại trở thành người điều hành các chiến dịch toàn cầu của Adobe Systems trong vòng 6 tháng. Trước đó Elop từng làm việc ở Macromedia trong vòng 7 năm với vị trí COO.

Sau đó vào năm 2008, Stephen Elop đến Microsoft với vị trí thay thế Raikes khi ông này chuyển sang làm CEO cho quĩ của Bill và Melinda Gates như đã nói ở trên. Tuy nhiên chỉ sau 2 năm làm việc ở Micrsoft, Elop lại nhảy sang làm CEO của Nokia. Elop đã trở thành CEO đầu tiên của Nokia không mang quốc tịch Phần Lan (ông này là người Canada).

Đến tháng 3 vừa rồi, Nokia tuyên bố đã trả cho Elop 6 triệu USD để ông này chịu kí hợp đồng với hãng coi như là "sự đền bù cho những thiệt hại về thu nhập từ công ty cũ" của Elop. Đồng thời lương của Elop cũng được xác định là vào khoảng 1.4 triệu USD.

Còn tiếp - Tham khảo: Bussiness Insider
Xem thêm:

Microsoft

máy tính