Máy tính bảng Honeycomb đầu tiên – Motorola Xoom – ra mắt hồi cuối tháng 2 và lúc đó các ứng dụng cho Android vẫn còn khá ít. Giờ đây sau 6 tháng, kho ứng dụng dành cho máy tính bảng Honeycomb đã có thêm nhiều ứng dụng hay nhưng vẫn còn thiếu sót.
Năm ngoái Google đã cho ra mắt ứng dụng Reader dành cho Android. 1 trong những điểm thất vọng nhất là giao diện của ứng dụng này không thích hợp lắm với máy tính bảng. Nhưng Google đã có bản cập nhập cho Google Reader và bản mới này có giao diện được cải tiến phù hợp hơn cho máy tính bảng Honeycomb.
Ứng dụng Reader cho máy tính bảng có giao diện 2 cột khiến người sử dụng dễ dàng xem các dòng tin tức cập nhập ở 1 cột và xem chi tiết thông tin ở cột kia.
Một ứng dụng hay khác cho máy tính bảng Android là Evernote. Evernote chính thức ra mắt trong Android Market vào tháng 7 và có giao diện rất sáng sủa, tiện lợi cho việc chỉnh sửa văn bản.
Với việc Amazon có thể sắp có máy tính bảng Android thì không có gì đáng ngạc nhiên khi phần mềm đọc ebook Kindle của công ty này có giao diện xuất sắc. Màn hình chọn sách có 2 cột, hiển thị bìa sách và bạn có thể chọn lựa kiểu xem. Thanh điều khiển chính ở góc trên màn hình và được thiết kế phù hợp với giao diện Honeycomb.
Một trong các tính năng tốt nhất của Kindle cho Honeycomb là việc Kindle Store được thiết kế phù hợp với giao diện cảm ứng. Bạn có thể mua sách mới và tải chúng về mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng – tính năng không có trong phiên bản iPad do các điều khoản App Store của Apple.
Mặc dù ứng dụng Kindle khá tốt nhưng vẫn có 1 vài điểm yếu. Dường như ứng dụng này không thể chỉnh sang giao diện đọc sách 2 cột và cả menu chọn chương. Ứng dụng hỗ trợ đầy đủ tập tin “mobi” nhưng không có phần “Import” (Nhập vào) mà bạn phải sử dụng chương trình quản lý tập tin (như File Manager HD chẳng hạn) để thả các tập tin mobi vào thư mục Kindle rồi khởi động lại chương trình để đọc được.
Các ứng dụng xã hội trên Honeycomb đã phát triển nhiều. Ứng dụng Twitter trên Honeycomb – TweetCaster HD – có giao diện 2 cột đơn giản với 1 cột là dòng tin nhắn. Những người muốn xem nhiều dòng tin nhắn hơn nên sử dụng TweetComb – giao diện lộn xộn hơn nhưng khá giống Tweetdeck.
Các nhà phát triển TweetCaster cũng đang sản xuất một ứng dụng Facebook có tên FriendCaster. Ứng dụng này đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa thực sự ổn định nhưng có khá nhiều tính năng hay.
Reddit là 1 ứng dụng phải có khác trên máy tính bảng. Mặc dù Honeycomb chưa có được ứng dụng tuyệt như AlienBlue trên iPad nhưng hiện nay Reddita cũng mang đến giao diện nhiều cột và hỗ trợ hình ảnh nhỏ xem trước khá tốt.
Nếu bạn muốn một ứng dụng thay thế cho ứng dụng thư điện tử tích hợp trong Honeycomb thì bạn nên thử TouchDown HD – 1 ứng dụng hỗ trợ cả thư điện tử, lịch, danh bạ và quản lý công việc.
Hầu hết các tính năng cơ bản đã có trên Honeycomb nhưng vẫn còn 1 số thiếu sót. Như hiện nay trên Honey vẫn chưa có ứng dụng Dropbox – để lưu trữ tập tin trực tuyến – và Wordpress - ứng dụng viết blog.
Bạn muốn ứng dụng gì trên Honeycomb?