Công nghệ màn hình dẻo đang được 1 số công ty áp dụng (gồm có cả Nokia) và thu hút rất nhiều sự chú ý của báo giới. Có lẽ sẽ chỉ 1 2 năm nữa các sản phẩm tương lai sẽ sử dụng công nghệ mới này. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nó sẽ là 1 phần không thể thiếu trong tương lai giới công nghệ hay chỉ là 1 công nghệ “lạ” và không cần thiết như 3D hiện nay.
Nokia Kinetic
Bên cạnh Nokia Windows Phone 7, Nokia còn mang đến cho chúng ta 1 sản phẩm độc đáo khác: The Kinetic. Kinetic có thiết kể dẻo và bạn cần phải kéo, vặn, bẻ… máy để sử dụng. Ý tưởng của Kinetic không phải là để thay thế màn hình cảm ứng, mà là để tăng khả năng tương tác với điện thoại. Thử tưởng tượng bạn muốn sử dụng máy mà không cần lôi ra khỏi túi xách hay đang đeo găng tay, lúc đó bạn sẽ hiểu sự tiện lợi của Kinetic. Hơn nữa, bạn cũng sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi tương tác bằng tay với điện thoại như các đồ vật khác. Và tất nhiên là vấn đề gãy, xước, vỡ màn hình cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Nokia Kinetic.
Kinetic của Nokia sử dụng lớp vỏ và màn hình dẻo, và với công nghệ này gần như khả năng biến các sản phẩm điện tử trở nên dẻo dai hơn đã trở thành hiện thực, tuy vẫn còn 1 số hạn chế về pin và các linh kiện khác.
Màn hình dẻo của Samsung
Đầu năm nay Samsung đã trình diễn 1 mẫu màn hình OLED dẻo tại CES. Màn hình dẻo này vẫn có được sự chính xác và hiệu quả như các màn hình cứng thông thường. Samsung cho biết năm 2012 hãng sẽ tập trung vào các loại màn hình dẻo này và sẽ tích hợp vào smartphone đầu tiên, sau đó sẽ là máy tính bảng.
Dấu hiệu này cho thấy Samsung đang nghiên cứu và có lẽ đã tìm cách tích hợp công nghệ màn hình này vào các sản phẩm điện máy khác. Có lẽ đây sẽ là 1 phần không thể thiếu trong các thiết kế tương lai của Samsung.
Giấy điện tử dẻo
So với các công nghệ màn hình khác thì giấy điện tử dẻo đơn giản hơn nhiều. AU Optronics của Đài Loan đã phát triển thành công công nghệ này trên sản phẩm The Unplugged Flexible E-Paper Display.
Đó là 1 máy đọc sách có màn hình dẻo độ phân giải 800 x 600. Ngoài màn hình thì pin quang điện của máy cũng được chế tạo từ vật liệu dẻo, chỉ dày 0.3 mm, có kích thước 132 x 212 mm và có thể sạc 1W từ năng lượng mặt trời.
Máy đọc sách dẻo sẽ có các ưu điểm là có thể đọc rõ dưới ánh nắng mặt trời, có thể gập như sách báo và sử dụng phông chữ giống như mực in. Nó sẽ mang lại cảm giác của 1 tờ báo thực sự chứ không còn là 1 thiết bị điện tử nữa.
Tương lai hay chỉ là 1 phần độc đáo?
1 công nghệ màn hình khác cũng đang phát triển mạnh, đó là 3D. Các hãng công nghệ và phim ảnh đều đang dần áp dụng 3D lên tất cả các thiết bị từ máy chơi game cho đến TV và tương lai là cả điện thoại nữa. 1 số công nghệ không cần kính, nhưng hầu hết thì bạn vẫn cần đến kính để xem được hình ảnh 3D.
Hiện nay công nghệ 3D vẫn chưa được đón nhận rộng rãi. 3D chẳng giúp tăng lượng bán của ti vi và công nghệ 3D cũng không giúp được gì cho Nintendo DS. Liệu màn hình dẻo sẽ có tương lai như 3D hiện nay hay không? Nói cho cùng thì khi quảng bá có 1 thiết bị “độc đáo” màn hình dẻo hay 3D, các nhà sản xuất có thể sẽ bán được cho những khách hàng ưa công nghệ mới. Còn phần lớn có lẽ sẽ vẫn hài lòng với những sản phẩm “cứng” bởi chúng quen thuộc, dễ dùng và… cảm giác thoải mái hơn khi cầm.
Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là màn hình dẻo không có tương lai. Samsung đã tuyên bố sẽ áp dụng công nghệ này vào các sản phẩm mới của hãng và có lẽ sẽ không ít nhà sản xuất làm điều tương tự. Dù sao đi nữa, với công nghệ dẻo thì concept “không tưởng” đẹp tuyệt vời của smartphone hay tablet mới có cơ hội thành sự thật và đó chính là lý do chúng ta tin rằng công nghệ dẻo sẽ là 1 phần của công nghệ tương lai.