Ưu điểm: LG Flatron E2290 có kiểu dáng và thiết kế tuyện vời, rất phù hợp để đặt lên bàn làm việc. Đồng thời, thiết bị sở hữu OSD được sắp xếp rất khoa học về tính năng và các tùy chọn kết nối.
Nhược điểm: Model bao gồm mức giá khá đắt so với màn hình 22 inch thông thường. Các kết nối rất khó để truy cập vào và có thể làm nản lòng đa số người.
Tổng kết: LG Flatron E2290 rất hấp dẫn và đầy đủ tính năng cơ bản của màn hình. Đáng tiếc, mức giá cao vẫn chưa tưng xứng lắm, dù rằng để hoàn thiện sản phẩm với kiểu dáng mỏng như vậy đòi hỏi chi phí đầu tư rất cao.
Chắc hẳn nhiều khách hàng sẽ cân nhắc “Tôi trả nhiều tiền như vậy cho sản phẩm để được gì?”. Điều tốt nhất của LG Flatron E2290 theo quan điểm của nhóm nghiên cứu là chất lượng thẩm mỹ bên cạnh các tính năng rất đáng kể khác. Thiết bị giới thiệu kích thước nhỏ nhất trong số các thiết kế từng gặp: được chau chuốt bằng chân đế crom, mặt khung hình hộp có một không hai với mặt phản quang và khớp nối giữ chân đế và màn hình siêu mỏng.
Hơn nữa, OSD sắp xếp rất hợp lý, các kết nối được phân loại phù hợp. Đồng thời, tính năng trình diễn dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn tốt hơn nhiều model cùng loại. Tất nhiên, nếu chỉ là người sử dụng thông thường thì bạn vẫn nên lựa chọn một màn hình rẻ, hoạt động tốt hơn (nhưng không phải là mỏng).
Thiết kế và các tính năng: Mỏng vô đối là điều có thể nói về sản phẩm này. LG Flatron E2290 có thể đạt danh hiệu “màn hình mỏng nhất” từ trước đến nay. Bề dày của máy nhỏ hơn 0,25 inch. Tiếp đó, các cạch mép với độ dày cũng chỉ 0,65 inch. Độ dày toàn bộ của Panel là 20,2 inch.
Các OSD (On Screen Display) nằm ở phần trên của chân đế, nổi bật lên bởi bốn đèn LED trắng. Nút bật cũng được đánh dấu bằng một đèn LED lớn hơn. Do đó, bạn sẽ không gặp khó khăn gì để định vị nút bấm.
Hệ thống OSD của LG Flatron E2290 trung thành với thiết kế thông thường của LG gồm một lượng thay đổi tương đối đầy đủ. Tùy chỉnh bao gồm các thông số như: độ sáng, độ tương phảng, độ sắc nét và nhiệt độ màu với các thiết lập cài đặt sRGB: 6500K, 7500K, 8500K, 9300K. Đồng thời cũng có các tùy chỉnh cho các thành phần màu: đỏ, xanh lá cây, xanh dương. Ngoài ra, đáng kể thiết lập được cài sẵn như: cân bằng màu sắc bình thường, chế độ phim ảnh, chế độ Internet, Gaussian Blur (nhòe màu), Sepia (màu hổ phách), và Monochrome (đen trắng).
Cổng kết nối bao gồm: một cổng HDMI, một cổng DVI, một cổng VGA và jack cắm tai nghe. Các cổng kết nối được đặt ở mặt sau của chân đế, nằm sâu vào khoảng 1,8 inch nên rất khó cắm dây. Sẽ tuyệt hơn nếu hệ thống được đặt gần phía sau của chân đế. Ngoài ra, nhận thấy rằng ở phần phía sau chân đế: phía bên trái bị quá nóng so với bên phải.
Trình diễn: Thử nghiệm LG Flatron E2290 bằng kết nối qua cổng DVI đến máy tính cài Windows Vista. Với các hoạt động phổ thông, thiết bị cho thấy màu đen được thể hiện đậm và đèn nền đôi lúc quá đậm. Trong thử nghiệm về thang màu, LG Flatron E2290 dễ dàng cho thấy sự phân biệt giữa các sắc thái khác nhau của màu sắc.
Văn bản: Không có vấn đề màu sắc với văn bản chữ đen nền trắng. Chất lượng font chữ vẫn rõ ràng khi size chữ là 6,8. Các nét răng cưa bị thấy rõ với các chữ ở phông màu xanh và hồng trên nền đen.
Phim: Xem phiên bản Blu-ray của bộ phim "Avatar". Mặc dù tông màu đen được thể hiện đậm. Khi chỉnh ở chế độ “phim” mặc định, nhận thấy khuôn mặt trông nhợt nhạt hơn ít nhiều. Có thể làm giảm bớt hiệu ứng màu xanh lá cây bằng cách hạ thấp giá trị đến 42 nhưng vẫn không thể có được màu sắc chính xác nhất.
Game: Khi chơi Star Craff 2, ở thiết lập “chuẩn” và thiết lập “hình ảnh”, mọi thứ trông hơi thiếu sống động. Với thiết lập “internet” thì hình ảnh tươi tắn hơn. Để kiểm tra về tốc độ làm tươi hình, sử dụng bài kiểm tra về chuyển động hình của DisplayMate và nhiều chuyển động đồ họa khác xoay quanh màn hình nhằm tìm kiếm bằng chứng về streaking (kéo vệt màu). Và kết quả LG Flatron E2290 đạt mức streaking khá tốt.