Khi bạn thanh toán ở một siêu thị hay một cửa hàng họ đều kiểm tra mã vạch. Hiện tại thì dường như mọi thứ đều có mã vạch. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, những mã vạch này đến từ đâu chưa?
Các mã vạch bắt đầu trở nên phổ biến bắt nguồn từ một vấn đề cơ bản: Các ngành công nghiệp rất cần đọc dữ liệu một cách nhanh chóng. Những người đầu tiên giải quyết vấn đề mà nổi lên một cách trực quan này là hai sinh viên của Đại học Drexel. Họ đã được cấp
bằng sáng chế vào năm 1952 cho ký hiệu "mắt bò" (một loại ký hiệu được tạo thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm) cho phép đọc được từ bất kỳ hướng nào.
Mục tiêu của "mắt bò" nhằm vào các cửa hàng tạp hóa, nhưng công nghệ cần thiết để đọc được nó thì vẫn còn bế tắc. Mặc dù các nhà phát minh đã có thể định nghĩa được những dòng kẻ trên mã vạch nhưng họ lại không thể tạo ra một máy quét có thể làm như vậy. Vì vậy, "phát minh" này đã bị xếp xó.
Như ngành đường sắt, một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ngành đường sắt có nhu cầu cho việc xác định nhanh chóng chủ sở hữu của xe lửa khi nó đi qua ga.
Vì vậy, vào năm 1959, các nhà quản lý phát triển và nghiên cứu đường sắt đã tập hợp nhau lại để quyết định cách tìm ra cách để lấy được dữ liệu về chủ sở hữu và số hiệu của mỗi chiếc xe lửa đi qua. David Collins và Chris Kapsambelis của Sylvania đã từng bước giải quyết thách thức. Năm 1962, họ đặt tên cho hệ thống của họ là
KarTrak. (Về tên gọi, ít nhất là nó cũng ảnh hưởng tới hệ thống thu thập dữ liệu từ những chuyến xe, ví dụ như là Fastrak). Thiết lập cho hệ thống gồm có: Một đèn Xenon ánh sáng trắng sẽ tiếp xúc với màu đỏ, trắng và xanh phản chiếu từ chiếc băng được dán ngang vào mặt bên của đường sắt.
Một cảm biến sẽ thu thập dữ liệu bằng cách đo độ rộng của mỗi thanh đi qua. Chỉ năm năm sau phát minh này, tất cả các chuyến tàu của Bắc Mỹ đều có hệ thống này. Thật không may là nó đã bị bỏ rơi một cách nhanh chóng vì chi phí của việc duy trì đèn Xenon và đào tạo nhân viên đường sắt trên cả một đất nước là quá tốn kém.
Vấn đề cho các ngành công nghiệp khác thì đơn giản hơn. Năm 1967, hệ thống “mắt bò” phát triển độc lập cho các điểm bán hàng đã được sử dụng bởi Kroger ở Cincinnati và sau đó là bởi Migros ở Thụy Sĩ. Nó không chỉ giúp cho việc quét giá của các sản phẩm nhanh chóng hơn mà mã vạch cũng đã nói với các nhà bán lẻ về thời gian mà những sản phẩm này được phân phối. Nhưng một lần nữa, các công nghệ quét vẫn còn một chút trở ngại.
Collins và công ty của ông không thể tìm thấy những gì họ cần để đọc được các dòng kẻ mà họ đã phát minh ra. Điều khiến cho công nghệ này tốt hơn chính là việc sử dụng tia laser. Các tia laser helium-neon là giải pháp hoàn hảo cho mã vạch. Nó thật nhanh chóng, chính xác và mạnh mẽ.
Thành công lớn đầu tiên của Collins là khi General Motors sử dụng hệ thống của ông để xác định động cơ và trục xe trên dây chuyền lắp ráp. Các dòng kẻ có chứa các bộ mã gặp ít trục trặc hơn. Chi phí cho việc này cũng thực sự rẻ để dán vào một sản phẩm. Bởi vì sản xuất nhanh chóng và hiệu quả là một lợi ích trong kinh doanh nên mã vạch đã giải quyêt một vấn đề lớn. Các công ty xe hơi cạnh tranh cũng có nhu cầu cho hệ thống này, Hiệp hội quốc gia về chuỗi thực phẩm cũng đã chính thức công bố các mã sản phẩm phổ thông (Universal Product Code)
Ngày nay, mã vạch đã xuất hiện ở rất nhiều khu vực. NASA sử dụng mã vạch 3D khắc trực tiếp trên bề mặt của đối tượng, các cửa hàng tạp hóa sử dụng ký hiệu UPC để đánh dấu thực phẩm của họ và mã QR trên điện thoại di động mang lại cho người dùng những thông tin tức thời.