Lịch sử Microsoft và những ảnh hưởng đến tương lai

S&L  | 17/07/2011 05:00 PM

Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về những điều ít biết về Microsoft.

Trong những năm của hai thập kỷ cuối cùng thế kỷ 20, Microsoft thực sự là vị "thánh sống" của làng công nghệ. Chúng ta phải cảm ơn Bill Gates và các cộng sự rất rất rất nhiều bởi nếu không có Windows, có lẽ giờ máy tính cá nhân vẫn là những cỗ máy trị giá hàng chục ngàn USD với hàng trăm câu lệnh khó nhớ. Tuy nhiên, tôi sẽ không dành bài viết này để ca ngợi công lao và những bước tiến vĩ của Windows mà chỉ ra hai điểm cốt yếu, quan trọng, đặc trưng ít được chú ý của hãng phần mềm lớn nhất thế giới này.
 
Những bước tiến lớn nhất của Microsoft
 
Có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ và yếu tố đã làm nên sự lớn mạnh của Microsoft ngày nay. Tuy nhiên, theo nhiều người, những sản phẩm đánh dấu sợ phát triển và lớn mạnh của công ty này đó là: MS-Dos, Windows 3.0, Windows XP và có thể là cả Internet Explorer.
 
Tại sao tôi lại chọn các sản phẩm này mà không phải bất cứ sản phẩm nào khác? MS-DOS đương nhiên có mặt vì nó là thứ đã tạo ra liên minh có thể nói đã khai sinh ra làng máy tính cá nhân: IBM + Microsoft, Windows 3.0 là phiên bản đầu tiên có GUI, Windows XP - HĐH phổ biến nhất mọi thời đại, thậm chí sau hơn 10 năm ra đời, nó vẫn rất được yêu thích còn IE là trình duyệt phổ biến nhất thế giới.
 

 
Và văn hóa mua lại
 
Như đã nói ở trên, trong bài viết này tôi muốn đề cập đến một đặc điểm không nhiều người nhận ra ở Microsoft: văn hóa mua lại.
 
Có thể bạn để ý có thể không, Microsoft đã tạo nên những điều cực kỳ kỳ diệu nhưng tất cả hãng đều làm trên những nền tảng được mua lại từ các công ty khác. Đáng nói hơn, những "nguồn mua lại" này lại không hề thuộc dạng bí mật mà được rất nhiều các công ty cùng thời sử dụng.
 
Đầu tiên là MS-DOS (hay IBM gọi là PC DOS). Đây là HĐH được Bill Gates cải tiến, chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống của IBM bằng việc mua lại quyền sử dụng QDOS hay 86-DOS của Seattle Computer Products. Số tiền mà Microsoft phải bỏ ra là 75.000 USD (giá trị thị trường hiện tại của Microsoft cỡ hơn 200 tỷ USD. Thương vụ mua bán diễn ra vào năm 1981 và cho ra mắt phiên bản dành cho PC của IBM.
 
Kế tiếp là giao diện người dùng (GUI) mà ngày nay tất cả chúng ta đều gọi là "Windows". Thực chất, GUI không phải là thứ Microsoft phát minh ra, nó xuất hiện lần đầu tiên trên các máy tính của Apple. Ít lâu sau khi Steve Jobs bị buộc rời khỏi công ty do chính mình sáng lập (17/9/1985), Microsoft đã mua lại một số yếu tố trong GUI của Mac (24/10/1985). Một số người còn cho rằng chính việc phản đối bán GUI cho Micrsoft đã khiến Jobs bị sa thải.
 
3 năm sau đó, Apple nhận thấy sai lầm của mình và khởi động một cuộc chiến pháp lý với Microsoft về việc hãng này xâm phạm các yếu tố trong GUI của Mac mà chưa được phép. Cuộc chiến pháp lý kéo dài tới 6 năm (kết thúc năm 1994) với chiến thắng thuộc về Microsoft. Bill Gates không hề phủ nhận việc mình dùng các yếu tố của GUI chưa mua của Apple mà sử dụng quan điểm: đây là những điều bắt buộc phải như thế khi đã sử dụng các yêu tố đã mua của Apple trước đó. Thất bại trong cuộc chiến pháp lý đó đã giáng một đòn mạnh vào Apple (khi đó đang trong quá trình lao dốc không phanh). GUI chính thức trở thành "đặc sản" của Microsoft và được biết đến nhiều dưới bóng dáng của Windows. Hậu quả của thất bại này thậm chí còn chưa chấp dứt khi gần đây Samsung sử dụng án lệ này như một yếu tố để chống lại đơn kiện của Apple.
 

 
Kế tiếp là Internet Explorer - trình duyệt có lúc đã chiếm gần 100% thị phần thị trường trình duyệt. Trình duyệt này được Microsoft phát triển từ phiên bản thương mại của Spyglass Mosaic. Microsoft cùng với rất nhiều công ty khác đã mua lại quyền phát triển trình duyệt này. Sau đó, Microsoft tiếp tục chiến thắng tại tòa án và không phải tiếp tục trả tiền cho Spyglass khi sử dụng
 
Không làm được (hoặc chưa làm được) thì mua là phương châm hoạt động của Microsoft suốt lịch sử của hãng. Microsoft từng mua những dự án, công ty sở hữu công nghệ mà hãng cần với mức giá hời. Gần đây nhất là vụ mua lại Skype trị giá 8,5 tỷ USD hay lời đề nghị 30 tỷ USD thất bại dành cho quyền sở hữu Yahoo.
 
Ảnh hưởng của lịch sử tới yếu tố đóng của sản phẩm
 
Một trong những yếu tố đặc trưng (và hay bị "lên án") của các sản phẩm mang mác Microsoft là tính đóng của sản phẩm. Nguyên tắc chung của Microsoft đối với hầu hết các sản phẩm của hãng: "chào mừng các NPT ứng dụng, tuy nhiên, làm ơn tránh xa mã nguồn hay bất cứ yếu tố nào liên quan đến cốt lõi của sản phẩm". Thực thế, Microsoft luôn làm tất cả để bảo vệ quyền sở hữu, sự an toàn của mã nguồn - yếu tố cơ bản của vài chục tỷ USD doanh thu mỗi năm.
 
Tư duy kinh doanh này đến nhiều từ yếu tố lịch sử của hãng. Như đã nói ở trên, các sản phẩm cốt lõi của Microsoft đều được mua lại và phát triển từ các sản phẩm có sẵn và có rất nhiều người cũng có thể mua lại và phát triển tương tự Microsoft. Việc bảo vệ chặt mã nguồn là điều thiết yếu của Bill Gates và có cộng sự có thể tồn tại và phát triển trong thời điểm đó.
 

 
Quan điểm này có thể sai trong tương lai khi mọi thứ đều đang hướng tới tính mở. Tuy nhiên, cho đến bây giờ nó vẫn đúng và được chứng minh mạnh mẽ thông qua doanh thu và lợi nhuận của hãng.
 
Và một sự "đóng" có lựa chọn
 
Đóng với các nhà phát triển ứng dụng nhưng Microsoft lại tương đối "thoáng" với người sử dụng (end user). Cụ thể, ai cũng biết so với HĐH của Apple, Windows cho nhiều tùy chỉnh và tự do hơn rất nhiều.
 
Tất nhiên, nếu so với các nền tảng như Linux, Windows quả thật có quá đóng. Tuy vậy, theo quan điểm của nhiều người, sự đóng này là cần thiết để tạo điều kiện sử dụng tốt nhất cho đa số người dùng, đảm bảo tính bảo mật, an toàn và ổn định của hệ thống. Những vấn đề về sự đóng mở, tự do trong quá trình sử dụng, chúng tôi sẽ bàn trong một bài viết kế tiếp.
 

 
Kết
 
Có thể đọc bài viết này bạn có thể thấy tôi hơi "cay nghiệt" với Microsoft. Thực tế, chia sẻ ngoài lề một chút tôi là một fan cứng của Microsoft và Bill Gates và tất nhiên tôi không bao giờ đánh giá thấp sự vượt trội và đón đầu công nghệ của các sản phẩm trên. Sử dụng nền tảng của người khác đơn giản chỉ là một điểm khởi đầu (giống như móng của một tòa nhà). Đúng là nó quan trọng nhưng sự tài hoa của Microsoft đã biến chúng thành những tòa nhà lớn và thực sự đẹp. Thực tế, có rất nhiều hãng cũng đã mua lại, phát triển và đều thất bại.
Xem thêm:

Microsoft