IBM, Yahoo đã từng để tuột mất hàng trăm tỷ USD như thế nào?

Chocobo  | 05/05/2011 12:00 PM

Những quyết định sai lầm này khiến công ty của họ thiệt hại hàng tỷ thậm chí hàng trăm tỷ USD.

Kinh doanh công nghệ luôn là một thị trường hứa hẹn nhiều rủi ro bởi tốc độ biến đổi của các sản phẩm trong thị trường này nhanh đến mức chóng mặt. Chỉ người nào nắm bắt kịp sự thay đổi đó mới có thể thành công trên lĩnh vực kinh doanh đầy nguy hiểm như vậy. Tuy nhiên nhưng trên thực tế việc đưa ra các quyết định chính xác là điều rất khó khăn, ngay cả  những doanh nghiệp thuộc hàng “top” của thế giới như Google hay Yahoo cũng khổng thể tránh khỏi sai lầm. Hãy cùng điểm qua một vài sự kiện được cho là ngớ nhẩn nhất của mọi thời đại trong giới công nghệ.
 
1. News Corp mua lại MySpace
Tổn thất: 530 triệu USD
 
 
Cách đây 6 năm, News Corp đã đầu tư 530 triệu USD để mua lại MySpace  - nhà tiên phong trong lĩnh vực mạng xã hội. Tuy nhiên do sự quản lý yếu kém và việc phát triển nhanh đến không ngờ của các đối thủ cạnh tranh là Facebook và Twitter, MySpace đã dần mất đi vị trí và ngày càng đi xuống. Với tình hình hiện tại, 50 triệu USD có lẽ cũng là con số mơ ước của News Corp nếu muốn bán đi MySpace.
 
2. AOL mua lại Bebo
Tổn thất: 840 triệu USD 
 
 
Nếu như MySpace được trông đợi có thể cứu vớt cho News Corp vài chục triệu USD thì không hiểu người ta sẽ nghĩ như thế nào với việc AOL- gã khổng lồ trong lĩnh vực dịch vụ internet và phương tiện truyền thông ở Mỹ - đã đầu tư 850 triệu USD vào Bebo – một mạng xã hội ảo tương tự như Facebook  và có đến 40 triệu người dùng rồi sau đó bán lại với giá "bèo bọt" 10 triệu USD.
 
3. Google mua lại Dodgeball
Tổn thất: 1 tỷ USD và có khả năng nhiều hơn
 
 
Dodgeball được sáng lập vào năm 2000 bởi 2 sinh viên Dennis Crowley và Alex Rainert thuộc đại học New York. Dodgeball tiên phong trong vai trò là nhà cung cấp dịch vụ “check-in” (đánh dấu địa điểm cho thiết bị đi động). Google mua lại Dodgeball vào năm 2005 với 1 tỉ USD và đóng cửa nó sau 2 năm hoạt động. Crowley sau đó đã rời khỏi Google và bắt đầu phát triển một ứng dụng mới là Foursquare, thực chất là Dodgeball 2.0. Giá trị của Foursquare được báo cáo là đạt đến 500 triệu USD. Bởi vậy Google vào lúc đó có thể phải chi gấp đôi số tiền để tái hợp Foursquare vào hệ thống của mình.
 
4. Google mua Jaiku
Tổn thất: 2 tỷ USD và khả năng nhiều hơn
 
 
Giống như Twitter, Jaiku cũng là 1 dạng mini blog và đã từng phát triển nhanh hơn Twitter rất nhiều. Để cạnh tranh với Twitter, Google mua lại Jaiku để rồi sau đó đóng cửa nó. Thật khó có thể diễn tả trong một vài dòng về việc Jaiku đã từng có 1 thời huy hoàng nhưng vẫn không thể tồn tại được. Twitter bị chao đảo năm 2008 và nếu có một sự lựa chọn khác thì có thể người dùng đã chuyển sang với số lượng lớn. Hiện nay thì Twitter đang có giá 4 tỷ USD, cộng với việc Jaiku có đến 50% khả năng chiến thắng Twitter theo đánh giá của các chuyên gia, có vẻ như 2 tỉ USD của Google đã “không cánh mà bay”.
 
5. Telefonica mua Lycos
Thiệt hại: 5,4 tỷ USD
 
 
Lycos – công cụ tìm kiếm được sáng lập vào năm 1994, cũng tích hợp email, webhosting, mạng xã hội và giải trí đã từng có thời điểm lớn mạnh như Yahoo. Ban đầu Lycos được bán cho Telefonica với mức giá vào khoảng 5,4 tỉ đô la nhưng một vài năm sau tập đoàn viễn thông Tây Ban Nha quyết định rao bán nó với mức giá chỉ vài triệu USD.
 
6. Yahoo mua Broadcast.com
Thiệt hại: 5.7 tỷ USD
 
Thật không quá khi nói rằng Mark Cuban là một doanh nhân vĩ đại, tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng lợi nhuận Yahoo mong muốn thu được từ việc mua lại Broadcast.com với giá 5,7 tỉ USD đã tan như bong bóng xà phòng. Broadcast.com là trang cung cấp video trực tuyến như Youtube và có quy mô lớn nhất trong quá khứ, vấn đề là tốc độ đường truyền internet vào thời điểm đó quá chậm để xem video trực tuyến.
 
7. RealNetwork từ chối ý tưởng về iPod
Thiệt hại: Rất nhiều
 
 
Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng sự thành công của iPod hoàn toàn là nhờ vào Steve Jobs nhưng thực tế lại không phải vậy. Ý tưởng về chiếc MP3 nhỏ gọn được kết nối với một kho nhạc trực tuyến thuộc về Tony Fadell - một nhà tư vấn. Fadell đã nêu ra ý tưởng của mình với RealNetworks và ngay lập tức bị từ chối. Việc này lại khiến cho RealNetworks đánh mất một nguồn lợi nhuận khổng lồ bởi ngay sau đó Fadell đã đến với Apple và không có gì để bàn cãi về việc iPod đang thống lĩnh thị trường máy nghe nhạc như hiện nay.
 
8. Yahoo không mua Facebook
Thiệt hại: 50 tỷ USD và nhiều hơn
 
 
Sau khi Google mua Youtube, Yahoo cảm thấy họ cần phải làm một điều tương tự. CEO của Yahoo Terry Semel và nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã bắt tay thỏa thuận với mức giá 1 tỉ USD về "phi vụ" Facebook nhưng cuối cùng lại không thành. Nguyên nhân do ai tới giờ vẫn chưa rõ nhưng hiện nay, Facebook là một trong những công ty lớn nhất hành tinh.
 
9. Yahoo không mua Google
Thiệt hại: 170 tỷ USD
 
 
Google đã từng nỗ lực rao bán cho Yahoo nhiều lần. 3 tỉ USD là một trong số các mức giá mà Yahoo có thể trả để sở hữu Google. Nhưng thật khó có thể tin được là Yahoo đã từng có cơ hội để thâu tóm gã khổng lồ Google với mức giá chỉ vài triệu USD. Tuy nhiên Yahoo lại không làm điều đó bởi trước khi Google trở nên lớn mạnh, chẳng ai nghĩ rằng tìm kiếm trên Internet là quan trọng. Hiện nay Google có giá trị vào khoảng 170 tỉ USD.
 
10. AOL / Time Warner
Thiệt hại: 198 tỷ USD
 
 
Đây có lẽ là vụ sát nhập tai hại nhất trong lịch sử với số tiền thiệt hại ở mức kỷ lục. AOL đã từng có giá trị 240 tỷ USD trên thị trường nhưng sau khi hợp tác với Time Warner con số này cứ giảm dần và cho tới nay Time Warner được ước tính có giá 40 tỷ còn AOL chỉ vỏn vẹn 2 tỷ USD.
 
11. IBM tạo điều kiện cho Microsoft độc quyền về phần mềm
Thiệt hại: 220 tỷ USD
 
 
Đây có lẽ là một trong những giai thoại sẽ không bao giờ bị lãng quên trong lịch sử ngành thương mại. Khi mà IBM quyết định đi vào sản xuất máy tính cá nhân (PC) họ đã nghĩ rằng giá trị của chiếc máy tính cá nhân nằm ở phần cứng chứ không phải phần mềm. Microsoft thì ngược lại cho rằng phần cứng sẽ dần được phổ biến còn phần mềm sẽ giữ nguyên giá trị. Bởi vậy khi IBM yêu cầu Microsoft viết một hệ điều hành cho họ, Microsoft đã đề nghị về việc giữ bản quyền hệ điều hành đó và ngay lập tức được IBM đồng ý. Chắc hẳn người đưa ra quyết định bên phía IBM phải rất hối hận vì đã để mất vào tay Microsoft một nửa thế giới công nghệ: hệ điều hành máy tính để bàn. Ngày nay Microsoft là một công ty có giá trị vào khoảng 220 tỉ USD.
 
Tham khảo: Business Insider 
Xem thêm:

Microsoft

IBM