IBM và tham vọng đưa công nghệ thực tại tăng cường vào mua sắm

TNHA  | 05/07/2012 12:00 PM

Các nhà nghiên cứu tại IBM Labs đang tìm cách giúp những người mua sắm có thể tiếp cận nhanh chóng tới những chi tiết sản phẩm và các giao dịch mua bán thông qua một ứng dụng mua sắm thực tại tăng cường (AR).

Mặc dù hình thức mua sắm trực tuyến có sự gia tăng chóng mặt trong suốt thập kỉ qua, hầu hết người tiêu dùng (92%, theo nghiên cứu của Forrester) vẫn lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Internet trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm dưới dạng nhận xét và so sánh, cũng như những lời chào mời đặc biệt và các hình thức khuyến mại, càng ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng ngay chiếc điện thoại sẵn có của mình làm công cụ mua sắm. Các nhà nghiên cứu tại IBM Labs đang tìm cách giúp những người mua sắm có thể tiếp cận nhanh chóng tới những chi tiết sản phẩm và các giao dịch mua bán thông qua một ứng dụng mua sắm thực tại tăng cường (AR). 

Bà Fiona Doherty của IBM đang minh họa cho một ứng dụng mua sắm thực tế có khả năng tự động gửi coupon, lời chào hàng, nhận xét và những chi tiết về sản phẩm tới khách hàng. 

Được phát triển bởi phòng nghiên cứu của IBM tại Haifa, Israel, ứng dụng này không hề dựa trên mã vạch hay tag RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) để nhận diện sản phẩm, mà dùng ngay chiếc camera trên điện thoại để so sánh sản phẩm đó với hình ảnh có sẵn trong cơ sở dữ liệu. Bằng hình ảnh đó, các thuật toán sẽ kết hợp với các phương pháp nhận diện sự trùng khớp về bề mặt, màu sắc, hình dáng của sản phẩm, và kết hợp cả với những sản phẩm xung quanh. Ứng dụng này còn ghi nhớ góc quay và khoảng cách đến sản phẩm để giúp phân biệt các sản phẩm với nhau.

Sau khi đã nhận diện, ứng dụng này sẽ hiển thị thông tin chi tiết của sản phẩm lên trên hình ảnh. Những chi tiết này có thể bao gồm thông tin dinh dưỡng, giá cả, nhận xét và khuyến mại giảm giá sản phẩm tại thời điểm đó. Khách hàng cũng có thể chọn lựa tính năng mạng xã hội để đọc những lời nhận xét từ bạn bè và người thân về sản phẩm cùng với những thông tin đã được hiển thị.


Sima Nadler, Quản lý bán lẻ thuộc IBM Research cho hay: “Trong thời đại của các phương tiện truyền thông xã hội, triển vọng của khách hàng ngày một tăng cao và họ rất cần những thông tin và lời khuyên về sản phẩm mà họ dự định sắm sửa. Bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng, người bán hàng có thể lôi kéo nhu cầu cá nhân của khách hàng và giữ chân họ quay trở lại".

Khi cài đặt ứng dụng này, khách hàng sẽ tạo một profile và những đặc điểm chi tiết về sản phẩm thích hợp với họ hoặc sản phẩm mà họ đang mong muốn. Chúng bao gồm cả những chế độ ăn kiêng ưu tiên (VD như danh sách những đồ ăn có thể gây dị ứng hoặc sở thích đối với đồ ăn ít béo) và cả chế độ ăn uống có liên quan tới các tôn giáo. Sau đó, khi khách hàng đi qua gian hàng để những sản phẩm giống nhau, như bột ngũ cốc ăn sáng, thì ứng dụng này sẽ xác định sản phẩm nào là thích hợp với yêu cầu của khách hàng.

“Ý tưởng về việc đứng giữa siêu thị và dùng chiếc điện thoại của mình để tìm ra những loại bánh quy không chứa gluten mà bạn cần, thực sự có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian” - Amnon Ribak, trưởng dự án về ứng dụng mua sắm AR nhận xét. “Nó có khả năng thay đổi hoàn toàn trải nghiệm mua sắm từ một người săn hàng, đọc và tìm kiếm trở nên đơn giản chỉ bằng cách chọn lựa mặt hàng ưa thích”.

Trong khi khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp tới kho thông tin sản phẩm trực tuyến, các nhà bán lẻ cũng được hưởng nhiều lợi ích. Họ có thể dùng ứng dụng này để lôi kéo khách hàng quay trở lại bằng cách áp dụng những chương trình khách hàng thân thiết và những coupon điện tử, cùng lúc tăng cường sự hiểu biết đối với nhu cầu của khách hàng. Điều đó có thể giúp họ đưa ra những lời gợi ý về những sản phẩm khác. IBM cho rằng, những gợi ý như vậy sẽ thích hợp với nhu cầu từng khách hàng cá nhân và khách hàng cũng sẽ không còn phải chịu cảnh bị làm phiền khi mua sắm trong cửa hàng nữa. Ứng dụng này cũng có ích trong việc giúp đỡ người bán hàng tối ưu hóa khu vực bán hàng và sắp xếp vị trí sản phẩm trong cửa hàng.

Hiện tại, việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ tăng cường tính thực tế trong mua sắm này vẫn đang ở những bước đầu tiên. Nhưng trong một tương tai không xa, hi vọng việc hợp nhất giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng sẽ trở thành hiện thực.

Nguồn: IBM Research
Xem thêm:

IBM