IBM giúp Mỹ giành lại danh hiệu ngôi vương siêu máy tính

MT  | 19/06/2012 11:00 AM

Từ tay người Nhật.

Một chiếc máy tính do IBM xây dựng dành cho cơ quan quản lý hạt nhân Quốc gia NNSA vừa trở thành chiếc máy tính mạnh nhất thế giới theo danh sách Top 500 siêu máy tính. Với tốc độ xử lý 16,32 petaflop, chiếc siêu máy tính Sequoia của IBM đã đánh bại K computer của người Nhật vốn cho tốc độ cũng đã rất khủng khiếp, 10,51 petaflop. Làm một so sánh nhỏ: năng lực xử lý trong 1 tiếng của Sequoia tương đương với 6,7 tỷ người tính toán bằng tay trong 320 năm.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, người Mỹ mới bước lên ngôi vương này.

Siêu máy tính Sequoia của IBM. 

Sequoia được xây dựng trên kiến trúc Blue Gene / Q, kiến trúc trên lý thuyết có thể cho ra đời những cỗ siêu máy tính có tốc độ xử lý 100 petaflop. Sequoia bao gồm 1,6 triệu nhân xử lý cùng với 1,6 petabyte RAM.

Siêu máy tính này được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Livermore, California. Nó được lắp đạt tại đây vào năm 2011 và sẽ được triển khai trong năm nay để phục vụ cho hoạt động của cơ quan quản lý hạt nhân Quốc gia NNSA. Đây là cơ quan được Quốc hội Mỹ thành lập năm 2000 với nhiệm vụ chính là quản lý vũ khí hạt nhân quốc gia và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tại Đức, IBM cũng xây dựng nên chiếc siêu máy tính SuperMUC - cỗ máy đứng thứ Tư trong danh sách 500 siêu máy tính và là "siêu mạnh tính mạnh nhất châu Âu". SuperMUC cho tốc độ xử lý 3 petaflop với hơn 150.000 nhân xử lý. Không giống như các siêu máy tính khác, SuperMUC được làm mát bằng nước nóng giúp hiệu năng tản nhiệt hiệu quả hơn 4.000 lần so với làm mát bằng không khí. Công nghệ làm mát của IBM giúp cho các thành phần như vi xử lý, bộ nhớ của SuperMUC luôn giữ ở mức 45 độ C.

Với bảng xếp hạng mới, K Computer lùi về vị trí thứ 2, trong khi đó, siêu máy tính Thiên Hà 1A của Trung Quốc đứng thứ 5 trên thế giới. 

Tham khảo: Theverge, Washingtonpost
Xem thêm:

máy tính

IBM