Đến hẹn lại lên, lần này người dùng Mac OS đã có hệ điều hành mới để dùng đó là phiên bản10.8 Mountain Lion. Vấn đề cũ mà không cũ là làm sao để cài hệ điều hành mới này? Thành viên Vuhai6 (diễn đàn Tinhte) có bài hướng dẫn cài đặt "Sư tử núi" từ 2 cách hai cách: cài mới hoàn toàn và cập nhật từ bản Mac OS cũ (10.7 Lion).
Phân vùng Data và Windows có bị ảnh hưởng?
Đầu tiên cần lưu ý là cài Mac OS 10.8 Mountain Lion thì mình chỉ quan tâm đến phân vùng mà bạn đang chạy Mac mà thôi. Nếu bạn có phần vùng Data, phân vùng Windows (hay thường gọi là phân vùng Bootcamp) thì nó không liên quan. Các phân vùng này không bị ảnh hưởng khi bạn thao tác với phần vùng Mac OS, data không mất và windows vẫn có thể chạy bình thường. Trừ khi bạn không để ý kĩ và format nhầm mất các phân vùng Data và Windows này.
Máy Apple thường có các phân vùng ẩn, gọi là ẩn vì bạn sẽ không thấy nó khi đang trong Mac OS hay Windows. Tuy nhiên khi đang ở trong quá trình cài hệ điều hành thì có thể sẽ thấy nó, thường nó (hay chúng nó) có dung lượng khoảng vài trăm MB. Hãy cứ kệ đi và tuyệt đối không xoá những phân vùng này đi.
Cài mới và update khác nhau như thế nào?
Cài mới hoàn toàn:
- Áp dụng được cho những máy mới thay ổ cứng hoặc những máy Apple đang chạy Windows và muốn quay lại Mac OS.
- Không quan tâm hiện tại bạn đang chạy 10.5 - 10.6 hay 10.7
- Cần sao lưu dữ liệu trong phân vùng Mac OS bao gồm các phần mềm, data của phần mềm, các dữ liệu cá nhân của bạn.
- Phải cài lại phần mềm và thiết lập các cài đặt khác.
- Cài mới giúp máy chạy ổn hơn.
- Bạn phải tạo bộ cài trên USB hoặc DVD
Update:
- Chỉ có thể Update nếu bạn đang chạy 10.7.4 Lion. Nếu không phải thì bạn cần chạy Software Update trước, nếu đang chạy 10.6 thì buộc phải chọn cài mới hoặc up lên 10.7 rồi lên 10.8
- Update thì không mất dữ liệu và tất cả các phần mềm còn nguyên không phải cài lại. Nếu update thì không cần tạo bộ cài trên USB.
- Phần lớn người dùng sau khi được Update đều báo máy chạy không ổn định và chậm hơn nếu so với cài mới hoàn toàn.
Ngoài ra bạn còn có 1 lựa chọn khác là vẫn giữ Lion và cài Mountain Lion trên phân vùng khác:
- Mac OS hỗ trợ bạn cài đặt các phiên bản hệ điều hành chạy song song với nhau. Do đó nếu bạn chưa tin tưởng máy mình có thể chạy tốt 10.8 thì cài nó lên 1 phân vùng khác để dùng thử.
- Việc cần làm là chia thêm 1 phân vùng ổ cứng khoảng 30 GB hoặc lớn hơn để cài 10.8
- Cài như thế này thì 10.7 Lion không bị ảnh hưởng và nếu không muốn dùng 10.8 nữa thì chỉ đơn giản là format cái phân vùng này đi.
- Để làm được cách này thì đương nhiên bạn phải đang có 1 phân vùng trống, bạn có thể chia thêm 1 phân vùng ở trong máy. Hoặc nếu muốn có thể cài Mountain Lion lên 1 HDD BOX USB cũng được. Để chia thêm 1 phân vùng trống thì có thể xem thêm bài viết này:
Chia và gộp partition trong MacOS.
Chuẩn bị trước khi cài!
- Dọn dẹp máy: Chuẩn bị máy Mac của bạn để lên OS X Mountain Lion 10.8 và Muốn cài MacOS X 10.7 Lion, giờ phải làm gì? (cũ nhưng vẫn dùng tốt)
- Luôn luôn nhớ sao lưu dữ liệu trong phân vùng Mac OS sang phân vùng khác hoặc USB. Các loại dữ liệu cần quan tâm là: dữ liệu cá nhân của bạn - phần mềm đã cài trong Applications -dữ liệu và settings phần mềm trong /Users/Vuhai6/Library/Application Support - data của email trong /Users/Vuhai6/Library và Application Support. Tham khảo thêm tại: Sao lưu phần mềm để chuyển máy (hay cài lại MacOS)
- Tải về và tạo bộ cài Mac OS 10.8 Mountain Lion
Cài mới hoàn toàn
Để cài mới hoàn thì bạn cần tạo bộ cài trên USB. Sau khi tạo bộ cài xong thì cần khởi động lại máy, nhấn giữ Alt trong quá trình khởi động và sau đó chọn phân vùng USB để bắt đầu.
1 - Nhấn chọn English sau đó nhấn mũi tên để bắt đầu cài đặt
2 - Chọn Disk Utility để format phân vùng Mac OS cũ và xoá OS cũ đi
Chọn 3a hoặc 3b
3a - Nếu muốn xoá toàn bộ các phân vùng trong máy đi, để làm mới sau đó cài lại Windows và chia ổ Data sau thì chọn như hình dưới đây (Lưu ý: data và windows sẽ bị mất). Click vào tên ổ cứng ở dòng trên cùng -> chọn tab Partition -> chọn 1 partition -> Appy
Nếu máy bạn mới thay ổ cứng hoặc những máy Apple đang chạy Windows và muốn quay lại Mac OS. thì cần chọn thêm vào nút Option chọn stick vào lựa chọn đầu tiên (GUI ...)
3b - Chỉ đơn giản là format phân vùng Mac OS hiện tại, data và Windows không bị ảnh hưởng thì chọn như hình dưới: click vào phân vùng Mac OS -> chọn tab Erase -> Erase ...
4 - Sau khi đã xoá Mac OS cũ đi thì nhấn vào dấu tròn đỏ ở góc trên trái để thoát Disk Utility và tiếp theo là chọn Reinstall OS X để bắt đầu cài.
5 - Các bước tiếp theo khá đơn giản và không phải suy nghĩ nhiều do đó mình chỉ để hình và không giải thích nhiều. Chọn Agree
6 - Chọn đúng cái phân vùng Mac OS mà bạn vừa format
7 - Sau bước 6 thì máy sẽ tự cài Mac OS và mất khoảng 30 phút
8 - Nhớ chọn bàn phím U.S. Đây chỉ là layout bàn phím chứ không phải bộ gõ. Không cần quan tâm
9 - Bạn có sao lưu data bằng Time Machine không? nếu có chọn From Another Disk, không thì chọn Not Now và nhấn Continue
10 - Bật định vị
11 - Nhập Apple ID (tài khoản iTunes) của bạn vào, nếu không có nhấn Skip
12 - Agree
13 - Nếu ở bước 11 bạn có nhập tài khoản iTunes thì mới có bước 13 này. Lúc này máy muốn hỏi bạn có muốn dùng iCloud không?
14 - Bật tính năng Find My Mac (có 13 thì mới có 14)
15 - Nhập tên bạn muốn dùng và mật khẩu
16 - Chọn vào VN
17 - Cứ Continue
18 - Xong rồi. Xin cảm ơn!
Update từ Mac OS 10.7 Lion
Nếu không muốn mất phần mềm cũng như những cài đặt thì bạn có thể lựa chọn cách này. Tuy nhiên như mình nói ở trên, có thể có lỗi vặt cũng như máy chạy không ổn định trong quá trình sử dụng (hên xui). Do đó vẫn ưu tiên lựa chọn cài mới hơn.
Update thì rất đơn giản, các bước lần lượt là:
- Chạy Software Update để chắc chắn máy đang chạy Mac OS 10.7.4 Lion
- Tải bộ cài, không cần tạo USB mà chỉ cần nhấp đúp để mount bộ cài ra
- Nhấn Install để bắt đầu và máy sẽ tự làm cho bạn các việc còn lại.
- Sau khi cài xong thì bắt đầu từ bước 7 giống như phần Cài mới hoàn toàn
Sao lưu phần mềm để chuyển máy (hay cài lại MacOS)
Luôn luôn nhớ sao lưu dữ liệu trong phân vùng Mac OS sang phân vùng khác hoặc USB. Các loại dữ liệu cần quan tâm là: dữ liệu cá nhân của bạn - phần mềm đã cài trong Applications - dữ liệu và settings phần mềm trong /Users/Vuhai6/Library/Application Support - data của email trong /Users/Vuhai6/Library và Application Support. |
Dùng máy tính thì cài lại hệ điều hành hay đổi máy chắc ai cũng từng trải qua một vài lần. Mỗi lần như thế thì việc cài lại những phần mềm hay sử dụng làm bạn tốn thêm khá nhiều thời gian, ngoài ra những dữ liệu có sẵn trong những phần mềm đó cũng làm bạn lo ngại. Làm sao để có thể chuyển cả những dữ liệu cũ sang mà vẫn có thể sử dụng bình thường được.
Dưới đây mình sẽ trình bày cách sao lưu dữ liệu của những phần mềm căn bản, bạn có thể áp dụng cách này để dùng cho các phần mềm mà bạn hay dùng.
Điều đầu tiên cần quan tâm là MacOS dùng thư mục Application để chứa phần mềm và thư mục ~user~/Library/Application Support để lưu các thông tin cấu hình và dữ liệu cuả phần mềm đó.
1. Adium, Firefox, email ...
- Vào Application và copy các phần mềm này lại, đây sẽ là phiên bản mới nhất, bạn sẽ không phải mất công down lại hoặc update.
- Tiếp tục vào ~user~/Library/Application Support để copy các thư mục có tên của các phần mềm này: Adium, Firefox, Mail ...
- Hãy nhớ khi muốn copy sang máy mới (hay MacOS mới) thì bạn phải copy đúng thư mục. Đối với Adium và Firefox việc làm này sẽ giúp bạn giữ lại được toàn bộ thông tin cuả 2 phần mềm này: nội dung chat, những setting mình đã chỉnh, bookmarks, cookie, user và pass...
2. Stickies
- Nếu bạn đã từng dùng Stickies để ghi chú thì việc sao lưu những ghi chú này là cần thiết.
- File cần sao lưu là StickiesDatabase, có thể tìm thấy trong~user~/Library
3. Address Book
- Để sao lưu Danh bạ thì đơn giản chỉ cần chọn toàn bộ danh sách và kéo thả ra ngoài Desktop.
- Khi muốn lấy lại danh bạ thì chỉ việc kéo thả file này vào Address Book
- File mới được tạo ra có dạng:
4. iTunes
- Hãy sao lưu lại iTunes (trong Application) để bạn luôn dùng bản iTunes mới nhất mà không cần phải cài lại hay update.
- Toàn bộ dữ liệu cuả iTunes được lưu trong thư mục~user~/Music/iTunes , công việc cuả bạn chỉ đơn giản là sao lưu thư mục này lại và trả nó về đúng vị trí khi cần.
5. VMWare (hay Parallel)
- Cũng như các phần mềm trên, bạn hay sao lưu phần mềm VMWare (hay parallel) trong thư mục Application lại.
- Thông tin và các thiết lập về máy ảo cuả VMWare được lưu trong~user~/Documents/Virtual Machines (với parallel cũng tương tự). Nếu bạn sao lưu thư mục này lại thì những lần sau chỉ cần copy nó về đúng vị trí là có máy ảo dùng mà không cần phải thiết lập (cài win cho máy ảo) lại.
Với các phần mềm khác cũng có thể làm tương tự các phần mềm trên, chỉ cần để ý một chút bạn sẽ thấy cái cần phải sao lưu.
Theo tinhte