Google đang định thao túng thế giới bằng Android?

Thành Luân  | 05/04/2011 12:00 PM

Với việc Google thắt chặt quản lý hệ điều hành Android, những nhà sản xuất thiết bị di động (smartphone và tablet) đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Những tháng vừa qua, Google đã gửi một thông điệp rất rõ tới tất cả những người lập trình và các hãng sản xuất thiết bị di động: Không được phép tùy ý chỉnh sửa lại Android nữa. Mọi đối tác đều phải tuân theo quyết định này. Từ giờ trở đi, các hãng nào muốn động đến Android phải thông qua sự cho phép của Google. Và toàn quyền quyết định đều thuộc về Andy Rubin, giám đốc nhóm phát triển Android của hãng này.
 
Đây là một thực tế mà phải đến hàng chục hãng phải chấp nhận, một trong số đó là LG, Toshiba, Samsung và ngay cả Facebook cũng đang nuôi ý định phát triển những thiết bị sử dụng Android. Trước đây Google từng hoan nghênh tất cả những ai muốn sử dụng Android, nhưng giờ đây thái độ đó chuyển thành sự đối xử phân biệt. Đặc biệt là đối với những công ty muốn bổ sung thêm các phần mềm và phần cứng của Google cho smartphone của họ thì luôn nhận được rất nhiều sự ưu đãi trong thị trường Android.
 
Khi Android được tung ra thị trường vào năm 2008, Google đã tuyên bố rằng đây là một phần mềm có mã nguồn mở. Vậy là với bao nhiêu công sức bỏ ra để phát triển code của Google, những hãng sản xuất thiết bị di động và phần mềm khác lại có thể sử dụng nó miễn phí. Và họ hoàn toàn bị cuốn hút bởi được sở hữu một sản phẩm tuyệt vời mà không phải bỏ ra một xu nào. Android trở thành hệ điều hành dành cho thiết bị di động, một mảnh đất màu mỡ khác hẳn so với những thế giới độc quyền như iPhoneBlackBerry. HTC, Motorola, Acer nhờ đó tránh phải bỏ ra hàng tỉ USD để phát triển phần mềm của riêng họ. Nhà sản xuất có thể cho ra hàng tá thiết bị mới cho thị trường. Người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Đổi lại Google có thể bước đầu nhúng tay vào thị trường siêu lợi nhuận này.
 
Android là miếng mồi ngon mà rất nhiều hãng sản xuất thiết bị di động thèm muốn.
 
Thế rồi những chiếc điện thoại di động sử dụng Android năm 2009 chỉ chiếm 9% thị trường, đến nay đã dẫn đầu thế giới với 31%. Android đã trở thành một trường hợp vô cùng đặc biệt. Cùng với việc Google tung ra những phiên bản cập nhật cho Android, những cái tên ngọt ngào cùng với các thiết bị với những tính năng đa dạng tràn ngập thị trường. Một vài chiếc smartphone bóng bẩy đi kèm với phiên bản “Gingerbread”, hay những chiếc tablet sang trọng cùng “Honeycomb”. Đây là những miếng mồi câu mà người tiêu dùng khó có thể cầm lòng, và ngay cả những người chuyên viết các ứng dụng cũng vậy, họ phải cải tiến chúng cho thật bắt mắt để chạy theo những thiết bị mới ra lò.
 
Rubin, giám đốc nhóm phát triển Android của Google là một người dày dạn kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thiết bị di động. Rubin đã dự đoán trước được sự bão hòa của thị trường. Vì vậy khi Google phát triển phiên bản Android mới, họ tự chọn hãng sản xuất chip và sản xuất thiết bị để khi những chiếc smartphone và tablet mới được tung ra phải là những thiết bị ở tầm “bom tấn”. Lấy ví dụ ở phiên bản Android đầu tiên, Google làm việc như thúc sau lưng 2 hãng QualcoomHTC. Và kết quả là chiếc smartphone Android đầu tiên đã nâng HTC lên tầm thế giới, chip xử lý của Qualcomm đang nằm trong 60% thiết bị sử dụng Android. Rob Chandok, phó giám đốc phần mềm của Qualcomm nói rằng họ phải làm việc hết công suất trong 3 tuần để cho ra sản phẩm tương thích với phiên bản Android mới. Với phiên bản gần đây nhất, những người may mắn là NvidiaMotorola. Với những kẻ không được để mắt đến như DellAcer, vùng đất Android là vô cùng hiểm trở. Những nhà sản xuất phần cứng thì luôn xuất kho cho các đối thủ của họ, kết quả là họ thiếu  hãng để hợp tác hỗ trợ và dần bị đẩy ra khỏi thị trường này.
 
Nhờ được Google hỗ trợ, HTC mới có thể cho ra những sản phẩm tuyệt vời như thế này.
 
Google nói rằng việc họ thắt chặt quyền sử dụng Android là để cải thiện chất lượng, sửa chữa những lỗi phần mềm. Sau khi giải quyết xong các vấn đề đó, họ sẽ cho phép các hãng khác được quyền sử dụng lại Android. Những tháng vừa rồi, theo những người có hiểu biết trong lĩnh vực này, Google đã bắt các hãng khác phải thực hiện cam kết chỉ được sửa những đoạn code mà họ cho phép để thay đổi giao diện và bổ sung tính năng mới. Rubin nói rằng những điều luật cam kết này đã có từ lâu, tuy nhiên đến giờ Google mới sử dụng pháp lý để làm chặt khoản này. Cụ thể với trường hợp của Facebook, hiện đang nghiên cứu cho ra phiên bản Android của riêng họ đã bất ngờ bị Google chấp vấn. Hãng cũng đang trì hoãn với Verizon để gây sức ép buộc họ phải loại bỏ trình tìm kiếm Bing của đối thủ Microsoft.
 

Google đang ngừng công bố những đoạn code của Android, đặt những hãng sản xuất nhỏ vào thế yếu. Ngày 24 tháng 3, trang Bloomberg Businessweek đã đăng tin Google tạm thời muốn giữ bí mật bên trong phiên bản Honeycomb.
 
Những bước đi đột ngột của Google là điều chưa từng xảy ra trong thị trường di động đầy sóng gió này. Google đang giữ chân những hãng hợp tác cùng họ để tránh việc Android phát triển theo chiều hướng xấu đi. Và đang có rất nhiều sự chỉ trích nhằm vào họ, bởi có vẻ như Google đang sử dụng Android để gây khó cho các hãng khác. Giám đốc ban quản trị của Nokia, Stephen Elop cho rằng: “Lời hứa về một phần mềm mã nguồn mở là điểm xuất phát của Android, nhưng không phải cái đích đến của nó.” Stephen Elop đã từng làm việc tại Microsoft, rồi đặt bút ký hợp đồng với Nokia thay vì đến với Google. Stephen cho rằng tại đây ông có cơ hội tốt hơn để phát triển Windows Phone 7.
 
Một chút ngoài lề về mảng PC, Microsoft thường xuyên cho phép các hãng khác quyền ngang nhau để sử dụng Windows. Nhà phân tích Michael Gartenberg của hãng Gartner có nói rằng: Microsoft thường xuyên bị chỉ trích vì đối xử với các hãng cùng hợp tác theo cùng một cách, bất kể họ có làm việc tốt hay không. Còn Google thì chẳng ngần ngại chơi trò bên thiệt bên hơn.”
 
Tham khảo Businessweek