Firefox đuối sức trong cuộc chiến trình duyệt: Tương lai đã được báo trước

PV  | 03/01/2012 0:00 AM

Nhưng đời vốn không như mơ. Sau những điều kỳ diệu mang lại, Cáo lửa dần hụt hơi khi không tận dụng thành công những ưu thế của mình để vươn lên trong cuộc chiến trình duyệt mà lại dần hụt hơi và đang có dấu hiệu tụt lại trong "chiến trường" đầy khốc liệt này.

Từ khi ra đời, Firefox đã thực sự "thổi lửa" vào thị trường trình duyệt web vốn khi đó đang quá nhàm chán với sự độc tôn của Internet Explorer - trình duyệt mặc định của Windows. Tuy chưa bao giờ vượt qua IE về mặt thị phần nhưng có thể nói, Firefox đã kéo cả người khổng lồ IE và thị trường trình duyệt "tỉnh dậy". Với những đặc điểm nổi trội như tính thân thiện, tốc độ, khả năng bảo mật hơn hẳn đối thủ, có những lúc tưởng như việc Firefox vượt qua IE chỉ còn là vấn đề thời gian khi mà có lúc, "cáo lửa" đã đạt mức 33% thị phần.
 

 
Nhưng đời vốn không như mơ. Sau những điều kỳ diệu mang lại, Cáo lửa dần hụt hơi khi không tận dụng thành công những ưu thế của mình để vươn lên trong cuộc chiến trình duyệt mà lại dần hụt hơi và đang có dấu hiệu tụt lại trong "chiến trường" đầy khốc liệt này.
 
Với nhiều "fan" cứng của Firefox, việc trình duyệt này để Chrome vượt qua là một việc khá bất ngờ nếu như nhớ lại cách đây chỉ 5 hoặc 6 tháng thôi, thị phần của Firefox còn gần gấp đôi Chrome. Tuy nhiên, nếu suy xét một cách kỹ càng, việc Firefox rớt lại trong cuộc chiến trình duyệt gần nhau là điều hiển nhiên.
 
Tiền và chỗ dựa
 
Trong số 4 trình duyệt lớn và phổ biến nhất thế giới hiện nay, Firefox là kẻ yếu thế nhất, xét về tiền bạc và "chỗ dựa". Hãy cùng điểm lại một chút, Firefox là sản phẩm mã nguồn mở, thuộc quyền sở hữu của Mozilla Corporation. Theo số liệu thống kê "chủ nhân" của Firefox có doanh thu khoảng trên dưới 100 triệu USD. Ngoài Firefox, công ty  này hầu như không còn sản phẩm nào đáng chú ý.
 
Điểm lại một chút về các đối thủ của Firefox. Chrome, kẻ vừa vượt qua Firefox là con ruột của "ông vua Internet" Google. Công ty này có doanh thu  cả năm 2010 đạt 29,3 tỷ USD, giá trị vốn hóa thị trường 200 tỷ USD, ngoài Chrome, Google còn hàng loạt các sản phẩm cực kỳ thành công khác như Gmail, GA và đặc biệt là Google Search. Internet Explorer là trình duyệt mặc định của hệ điều hành phổ biến nhất hành tinh: Windows, sản phẩm của Microsoft, công ty có doanh thu ngót nghét 70 tỷ USD, giá trị vốn hóa thị trường 218 tỷ USD. Safari, tất nhiên, là con cưng của Apple - công ty lớn nhất thế giới công nghệ với doanh thu 108 tỷ USD, giá trị vốn hóa thị trường 354 tỷ USD. Rõ ràng, so với các đối thủ trên, Mozilla quá nhỏ bé. Thực tế, doanh thu 100 triệu mỗi năm của Mozilla hầu hết xuất phát từ chính túi của Google.
 

 
Tiếp đến về chỗ dựa. IE đứng đầu trong tất cả các trình duyệt vì là trình duyệt mặc định của Windows - HĐH đang chiếm tới hơn 90% thị phần PC toàn cầu, Chrome - là hệ điều hành lớn nhất trong thế giới smartphone, đó là chưa kể hệ thống các tiện ích trực tuyến cực hữu ích khác của Google luôn hoạt động hoàn hảo trên Chrome. Safari là HĐH mặc định của Mac OS và iOS, còn Firefox? Ngoài trình duyệt, Mozilla đâu còn sản phẩm nào khác đáng chú ý? Firefox luôn đơn thương độc mã trong khi các đối thủ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các sản phẩm khác "cùng mẹ".
 
Hụt hơi và lạc hậu hay câu chuyện khi điểm mạnh không còn
 
Tất nhiên, tiền và chỗ dựa không phải là tất cả. Chả thế mà trong suốt 5 6 năm qua, Firefox vẫn tỏa sáng mặc cho sự yếu đuối về mặt tài chính. Thực tế, sự hụt hơn của Firefox chủ yếu là do không theo kịp những phát triển của thời đại.
 
Cách đây chừng 2 3 năm, nhắc đến Firefox, ngay lập tức người dùng sẽ nghĩ đến một trình duyệt tân tiến, tương thích với nhiều trang web, tốc độ tải trang nhanh và đặc biệt là có một kho add on cực kỳ hữu ích. Thực tế, nhiều người dùng Firefox vì không thể sống thiếu các add-on của trình duyệt này.
 
Nhưng năm 2011, câu chuyện không còn là của các add on nữa, thế giới web giờ đang dần thuộc về các ứng dụng. Tôi chắc chắn bạn có thể tìm kiếm hầu hết những thứ có tính năng tượng tự thậm chi tốt hơn các add-on của Firefox trên Chrome hay thậm chí là IE. Dần dần, những hạn chế của các add on bộc lộ ngày càng rõ, ưu thế của Firefox giờ ở đâu?
 

 
Xét về các ứng dụng, thứ mà Firefox còn lâu mới làm được theo cách Google hay Microsoft có thể làm. Liệu Mozilla có thể làm một ứng dụng mạnh mẽ như Google Docs hay Office 365 hay không? Hay đơn giản hơn, một khi mà người dùng vẫn chỉ có thể chơi Angry Bird trên Chrome mà không phải trên Firefox, khi đó, Firefox sẽ còn lâu mới lấy lại được vị thế của mình.
 
Nói đi cũng phải nói lại, nguyên nhân rút cục vẫn là vì Mozilla không có tiền hay chính xác hơn là không có nhiều tiền và một nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ. Các nhà lập trình ứng dụng liệu có ai đi lập trình ứng dụng cho riêng Firefox - một mảnh đất nhỏ và gắn quá chặt với Windows - nơi đã có gần như đầy đủ các ứng dụng, phần mềm mà con người có thể nghĩ ra? Firefox cũng không có khả năng xây dựng một HĐH như cách Google tạo ra Android hay tương là là Chrome OS.
 
Cách đây 3 năm, một trình duyệt tốt là một trình duyệt là một trình duyệt tải trang nhanh, tương thích với nhiều trang web, có nhiều chức năng. 3 năm sau, không còn nhiều người  quá quan tâm tới tốc độ tải trang nữa bởi một lẽ, tất cả đều đã quá nhanh. Liệu bạn có thể phân biệt được sự khác biệt cỡ vài ba % giây? Tôi cá là không. Điều mà người dùng quan tâm bây giờ, là một trình duyệt gọn nhẹ, đơn giản dễ sử dụng và ổn định hơn.
 
Khi những điểm mạnh không còn quá nổi bật, Firefox mất đi ít nhiều tính cạnh tranh mà nó vốn có từ vài năm trước.
 
Sai lầm trong chiến lược nâng cấp
 
Ra đời vào năm 2002, năm 2004, trình duyệt của Mozilla chính thức có tên là Firefox. 2 năm sau, 2006, Firefox 2 ra đời, 2 năm sau đó Firefox 3 mới ra mắt và đến tháng 4 năm 2011 vừa rồi, Firefox 4 mới trình làng. Thế nhưng, từ đó đến nay, tức là khoảng 8 tháng, chỉ 8 tháng, Firefox đã ra tới... Firefox 9. Tất nhiên, Mozilla có cái lý của họ nhưng rõ ràng, đây là một sai lầm.
 

 
Điểm đầu tiên của việc nâng cấp quá nhanh đánh chính vào điểm mạnh của Firefox - các add-on. Mỗi lần nâng cấp là mỗi lần người dùng mệt mỏi với việc một số ứng dụng không hoạt động trên trình duyệt mới, điều này trực tiếp tạo ra tâm lý ngại nâng cấp của người dùng, nhất là những người dùng trung thành của chính trình duyệt này. Mỗi lần nâng cấp với một vài tính năng vụn vặt, liệu có đủ để người dùng quyết định chuyển sang trình duyệt mới hay không?
 
Thật ra, một yếu tố quan trọng hơn là việc quảng bá trình duyệt. Rõ ràng, thời gian gần đây, việc Firefox ra mắt phiên bản mới không còn làm nhiều người chú ý. Nhớ lại lần Firefox 4 ra mắt, gần như cả thế giới tập trung xem Mozilla sẽ làm gì. Nhưng Firefox 5 6 7 8 và bây giờ là 9 ra mắt gần như trong sự im lặng của giới truyền thông, có vẻ, người ta đã quá mệt mỏi với cuộc chạy đua nâng cấp vô bổ này.
 
Một điều khó hiểu nữa của tôi là không hiểu Mozilla có nhận ra việc Firefox đang trở thành "ông vua" sát RAM một cách vô nghĩa hay không? Trong khi các đối thủ càng ngày càng nhẹ nhàng, Firefox lại trở thành nỗi sợ đặc biệt lớn của những người đang dùng ít hơn 4 GB RAM.
 
Kết
 
Có thể, còn quá sớm để khẳng định rằng ông vua Firefox sẽ tàn lụi nhưng nếu mọi việc cứ tiếp tục diễn ra như cách nó đang diễn ra, ngày mà Firefox biến mất khỏi danh sách những "ông trùm" trình duyệt cũng không phải là vô lý. Một tin vui dành cho những người đang sử dụng Firefox, Mozilla vừa nhận được một hợp đồng 300 triệu USD mỗi năm từ Google. Hi vọng, với việc doanh thu tăng gấp 3, Firefox trong tương lai sẽ trở lại và mạnh mẽ hơn.
Xem thêm:

firefox

trình duyệt