Đánh giá Nvidia GeForce GTX 560 Ti: Hồi sinh một huyền thoại

Platin & HP  | 08/03/2011 0:00 AM

Giờ đây Nvidia dã trình làng thêm một dòng card đồ họa mới có hiệu suất cực cao thuộc series 500GTX.

Tổng quan
 
Đầu tháng 1, người sử dụng đã tình cờ phát hiện ra GeForce GTX 560 Ti thông qua sự rò rỉ thông tin từ bản driver GeForce 266,44. Thực sự khám phá này không có gì ngạc nhiên khi sự ra đời của sản phẩm đã được dự đoán trước. Điều chúng tôi thấy thú vị ở đây là sự hồi sinh quy ước đặt tên tên sản phẩm kèm hậu tố Ti từ lâu không được sử dụng (kể từ GeForce 4 Ti 4800 và 4600, những sản phẩm đã có từ 2002). Các mẫu sản phẩm Ti đã tồn tại như một huyền thoại do mức giá hấp dẫn của nó và khả năng ép xung quá tuyệt vời.
  
 
 
Với giá bán lẻ đề xuất là 250 USD, GeForce GTX 560 Ti vẫn là sản phẩm chủ đạo ở dòng card đồ họa phổ thông khi giá thành tương đương với Radeon HD 6870. Sản phẩm này đắt hơn GeForce GTX 460 1GB 50 USD và rẻ hơn Radeon HD 6970 120 USD.
 
Được xây dưng trên nền tảng Fermi thế hệ ba, GeForce GTX 560 Ti có 384 lõi CUDA, mang lại sức mạnh xử lý đổ bóng tốt hơn 15% so với GeForce GTX 460. Ngoài ra, sản phầm còn có 64 đơn vị TAU (Texture address Units) tương đương với GeForce GTX 580. Trong khi đó lượng ROP (raster operation processor - bộ xử lý xuất điểm ảnh) giảm từ 48 xuống 32.
 
 
Tốc độ xung đồ họa được thiết lập ở mức 822MHz (hơn 6% so với GeForce GTX 580) trong khi đó tốc độ xử lý đổ bóng được tăng lên mức 1640MHz.
 
GeForce GTX 560 Ti sở hữu 1GB bộ nhớ GDDR5 với tốc độ xung 1002 MHz (4008MHz DDR hiệu dụng). Khi kết hợp chung với giao diện bộ nhớ 256 bit ta có được băng thông cực cao, theo lý thuyết có thể đạt đỉnh 128Gb/s, ít hơn 16% so với GTX 570 và nhiều hơn 11% so với GTX 460 (1GB).
 
 
 
Theo đánh giá, Nvidia đã giảm lượng điện năng tiêu thụ của GeForce GTX Ti xuống còn 170 watt (đã giảm đi rất nhiều so với 219 watt của GTX 219. Thật thú vị khi đánh giá hiệu suất của card đồ họa này khi kích thích ép xung.
 
 
 
Bên cạnh khe PCIe truyền thống, GeForce GTX 560 Ti còn sử dụng một cặp cổng 6 chân PCIe kết nối ngoài để tăng thêm điện áp cung cấp. Để sử dụng tốt sản phẩm, Nvidia khuyến cáo nên sử dụng bộ nguồn có công suất ít nhất là 550 watt.
 
Các đối tác sản xuất của Nvidia như Gainward, MSI, Palit và Gigabyte thường sản xuất sản phẩm theo thiết kế riêng của họ. Đối với Gigabyte (card dùng GPU GeForce GTX 560 Ti thử nghiệm trong bài viết), phần tản nhiệt được thiết kế lớn hơn dẫn đến việc tăng chiều dài của card đồ họa. Gigabyte cũng đã sử dụng một cặp quạt thổi 80mm thay vì một quạt duy nhất.
 
Hai chiếc quạt này có nhiệm vụ thổi không khí qua một bản tản nhiệt đồng ra phía sau card, từ đó nhiệt thoát ra khỏi case. Ngoài ra còn có 4 ống đồng dẫn nhiệt tới các tấm vây tản nhiệt khác để hỗ trợ quá trình tản nhiệt. Đây là thiết kế tương tự đã được GeForce GTX 460 sử dụng.
 
  
Các cổng xuất tín hiệu của GeForce GTX 560 Ti giống với GTX 570, gồm một lỗ thông hơi nằm trên cùng và một cặp cổng DVI, một cổng mini-HDMI ở dưới.
 
Kiểm tra cấu hình hệ thống thử nghiệm với công cụ 3D Mark 11
 
Cấu hình phần cứng
 
- Intel Core i7 920 (Đã ép xung lên 3.70GHz)
 
- x3 2GB G.Skill DDR3 PC3-12800 (CAS 9-9-9-24)
 
- Asus P6T Deluxe (Intel X58)
 
- OCZ GameXStream (700W)
 
- Seagate 500GB 7200-RPM (Serial ATA300)
 
- Gigabyte Radeon HD 6970 (2GB)
 
- AMD Radeon HD 6950 (2GB)
 
- AMD Radeon HD 6870 (1GB)
 
- AMD Radeon HD 5970 (2GB)
 
- AMD Radeon HD 5870 (1GB)
 
- HIS Radeon HD 5850 (1GB)
 
- AMD Radeon HD 5830 (1GB)
 
- HIS Radeon HD 5770 (1GB)
 
- HIS Radeon HD 5750 (1GB)
 
- Asus GeForce GTX 580 (1.5GB)
 
- Gigabyte GeForce GTX 570 (1.3GB)
 
- Gigabyte GeForce GTX 560 Ti (1GB)
 
- Inno3D GeForce GTX 480 (1.5GB)
 
- Palit GeForce GTX 470 (1.3GB)
 
- Gigabyte GeForce GTX 460 (1GB)
 
- Palit GeForce GTS 450 (1GB)
 
Phần mềm:
 
- Microsoft Windows 7 Ultimate 64-bit
 
- Nvidia Forceware 266.35
 
- Nvidia Forceware 266.56 (GTX 560 Ti)
 
- AMD Catalyst 10.12
 
 
 
Một tin không vui với Nvidia khi theo 3DMark 11, Gigabyte GeForce GTX 560 Ti chậm hơn 6% so với Radeon HD 6870. Chúng ta sẽ xem tiếp với kết quả tổng hợp chi tiết:
 
Điểm Benchmarks với game Dirt 2 và F1 2010:
 
Dirt 2
 
Không chỉ đơn thuần là một trò chơi điện tử, Dirt 2 còn được coi là công cụ đánh giá và chính xác. Trò chơi được thiết lập chạy ở chế độ DirectX 11, kích hoạt 4xAA với hình ảnh được thiết lập ở mức cao nhất.
 
 
 
 
Khi thử nghiệm Dirt 2 tại độ phân giải 1920x1200, GeForce GTX 560 Ti có kết quả cao hơn 10% so với card GTX 470 và Radeon HD 6950, đạt trung bình ở mức 79fps. GTX 560 Ti chỉ kém khoảng 19% so với dòng card cao cấp hơn là GTX 570 Ti nhưng lại nhanh hơn 20% so với Radeon HD 6870.
 
F1 2010
 
F1 2010 với bản vá lỗi game đầu tiên cũng là công cụ đánh giá tuyệt vời. Trò chơi chạy trên nền tảng DirectX 11 được kích hoạt 8xMSAA và hình ảnh được cài đặt ở thông số cao nhất. Cần lưu ý rằng chúng tôi không thể chỉnh được để Crossfire hoạt động một cách chính xác trong trò chơi với driver mới do đó Radeon HD 5970 không thể đạt kết quả tốt nhất.
 
 
 
 
Khi chạy F1 2010 ở độ phân giải 1920x1200, card đồ họa của Gigabyte cho kết quả hoạt động không được ấn tượng như với Dirt 2. GeForce GTX 560 Ti chậm hơn 18% so với GTX 570 nhưng thật khó hiểu là nó cũng chậm hơn 18% so với dòng card cũ GeForce GTX 470. Không những thế tốc độ của card cũng kém hơn 21% so với Radeon HD 6870.
 
Hiệu suất ép xung
 
Nếu qua các đánh giá từ điểm game về hiệu suất GeForce GTX 560 Ti bạn đã cảm thấy một chút thất vọng thì bây giờ mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Chúng tôi đã ép xung thành công card Gigabyte GeForce GTX 560 Ti khi sử dụng công cụ Nvidia System Tools. Xung nhịp GPU tăng lên đến 23%, đồng thời bộ nhớ cũng tăng tốc độ thêm 25%.
 
 
Ở chế độ phân giải 1920x1200, phiên bản game Call of Duty mới nhất đã ép CPU làm việc lên gần mức tới hạn nên chúng tôi chỉ nhận thấy hiệu năng của GeForce GTX 560 Ti chỉ tăng 7% nhưng cũng đạt mức ngang bằng với GTX 570.
 
 
Crysis Warhead là một trò chơi ngốn rất nhiều tài nguyên GPU và việc ép xung của chúng tôi đã làm tăng tỉ lệ khung hình lên hơn 24% tại chế độ 1920x1200.
 
 
Một lần nữa với game Battlefield Bad Company 2 tại chế độ 1920x1200, kết quả thử nghiệm cũng rất tốt đẹp với hiệu suất tăng 22%. Việc ép xung đã đưa lại kết quả như chúng tôi mong muốn: hoạt động GeForce GTX 560 Ti có thể vượt qua cả GTX 570 đắt tiền hơn.
 
Kết luận
 
Với mức giả 250 USD GeForce GTX 560 Ti có lẽ là sản phẩm cuối cùng nâng cấp từ dòng GPU cũ là GTX 470. Với thiết kế mới này, game thủ có thể trông chờ hiệu suất tăng đến 9%. Ấn tượng chủ đạo của GeForce GTX 560 Ti là khả năng ép xung. Không cần thay đổi điện áp, chúng tôi đả có thể đẩy xung nhịp GPU từ 822MHz lên đến 1010MHz. Hiệu suất GPU đạt được tương đương với GeForce GTX 570. 
 
Tuy nhiên nếu đã sở hữu GeForce GTX 470, sẽ rất ít người bỏ tiền mua GeForce GTX 560 Ti chỉ để tăng thêm một chút ít hiệu suất. Còn nếu đang định sắm card đồ họa, các mẫu sản phẩm dùng GPU GeForce GTX 560 Ti rất đáng để bạn cân nhắc.