Đánh giá Motorola Xoom: Đẹp, mạnh nhưng hơi... đắt!

Lê Vũ Lâm  | 25/02/2011 04:00 PM

Cùng GenK.vn cảm nhận và đánh giá về "siêu phẩm" Motorola Xoom vừa mới được giới thiệu chính thức ngày hôm qua.

Khi chúng ta bắt đầu bài cảm nhận về chiếc máy tính bảng Motorola Xoom này, có một thực tế cần phải khẳng định rằng thời điểm ra mắt của đối thủ số 1 với những model sử dụng hệ điều hành Android là iPad 2 sắp đến. Bên trong thiết bị là vi xử lý lõi đôi Nvidia Tegra 2 1GHz, 1GB RAM, 32 GB dung lượng lưu trữ và màn hình độ phân giải 1.280 x 800 pixel cùng kết nối 3G.
 
Nếu như vậy là chưa đủ, Motorola Xoom còn đem đến camera phía trước cho các gọi video và đặc biệt là camera HD phía sau máy, ngoài ra còn có thêm hàng loạt các kết nối không dây khác được hỗ trợ đầy đủ.
 
 
Tất nhiên, trang bị “khủng” như vậy sẽ phải đi kèm cùng mức giá khiến nhiều người phải lưỡng lự khi muốn sở hữu sản phẩm: 799 USD. Tuy vậy, hãy gạt tất cả những thứ bên ngoài sang một bên để cùng Genk.vn xem xét chi tiết về hệ thống được xem là đại diện của các dòng máy tính bảng Android thế hệ mới này.
 
Thiết kế
 
 
Motorola Xoom có vẻ ngoài trông thon gọn hơn Apple iPad. Phía sau và các cạnh bên của sản phẩm được làm bằng kim loại, các góc được uốn đều nhau làm nổi bật lên màn hình ở phía trước. Không thể nhận xét rằng Motorola Xoom rất đẹp, nhưng đây là đặc trưng của những kiến trúc công nghiệp và vẫn có nhiều người cảm thấy hài lòng.
 
Theo đó, máy tính bảng dài 24,9 x 16,7 cm, với chiều dày khoảng 1,25 cm – không lớn mặc dùng cũng không quá dễ để bạn cầm máy theo chiều dọc. Bên cạnh đó, trọng lượng ước chừng 0,68 kg là vừa phải, song cũng có thể khiến bạn thấy mỏi tay nếu giữ thiết bị trong một thời gian dài.
 
 
Rõ ràng, Motorola được dùng để xem ngang tốt hơn là xem dọc (bạn có thể xoay theo bất cứ hướng nào mình thích). Khi đó, máy ảnh phía trước sẽ nằm thẳng trước mắt bạn và giữa 2 logo của Motorola cùng nhà mạng Verizon. Ở phía trái sẽ là 2 nút âm lượng, trong khi dọc theo phía trên cùng sẽ là nơi đặt khe thẻ SIM LTE và thẻ nhớ MicroSD. Quan sát phía dưới, bạn sẽ tìm thấy cổng Micro USB và giắc cắm mini HDMI. Cuối cùng,đằng sau máy là nơi bố trí camera và đèn flash, loa và cả nút Power/Sleep.
 
 
Trong quá trình thử nghiệm, cả các phím tăng giảm âm lượng và nút Power/Sleep đều chưa thật ưng ý khi khó bấm và thậm chí là còn giắt nút. Điều này dẫn đến những sai sót không mong muốn như khi người dùng muốn đưa chiếc máy tính bảng này vào “giấc ngủ” thì lại vô tình tắt nguồn hệ thống… Có thể đây chỉ là lỗi cá biệt trên sản phẩm thử nghiệm, tuy nhiên điều này cũng khiến Motorola mất điểm vì khâu thiết kế.
 
Cấu hình, màn hình, âm thanh và thời lượng pin
 
Như đã nói, trang bị của Motorola Xoom khá ổn và hiệu suất làm việc của thiết bị cũng rất nhanh. Mặc dù có đôi chút chậm lại khi chuyển file từ máy tính sang, hay khi nhảy liên tục giữa các phần mềm nhưng về tổng thể, tốc độ hoạt động của trình duyệt, ứng dụng và một số game trên Xoom sẽ khiến bất cứ ai cũng phải thấy ấn tượng. Ngoài ra, giao diện thân thiện cùng khả năng đáp ứng tốt của màn hình cảm ứng giống không hề kém cạnh so với iPad của Apple.
 
 
Bên cạnh CPU Tegra 2, 1GB RAM, 32 GB lưu trữ, Motorola Xoom còn sở hữu WiFi 802.11 b/g/n (2,4 và 5 GHz), Bluetooth 2.1 + EDR, GPS, cảm biến ánh sáng và cả gia tốc kế. Được biết, Motorola sẽ còn có đợt nâng cấp phần cứng nữa cho các Motorola Xoom hiện tại để có thể sử dụng mạng 4G LTE của Verizon. 
 
Một điều khá lạ nữa đó là khe cắm microSD phía trên máy cũng chưa hoạt động. Nhiều khả năng chúng ta phải đợt một phần mềm hoặc "thứ gì đó tương tự" của Google để kích hoạt. Do đó, người dùng sẽ còn phải mang Xoom đến cửa hàng của hãng thêm một lần nữa – một hành động khá khó hiểu của Motorola.
 
 
Trở lại với màn hình hiển thị 10,1 inch trên model, đây là kích thước hơi lớn hơn iPAd với 9,7 inch và cũng có độ phân giải cao hơn (1.280 x 800 so với 1.024 x 768). Tỷ lệ khung hình cũng hơi khác, dẫn đến bạn có cảm giác Motorola Xoom dài hơn máy tính bảng của Apple khá nhiều.
 
Ngoài ra, tuy trông rất đẹp nhưng mật độ điểm ảnh trông hơi kém khi bạn sử dụng Google Books. Bù lại, khi chơi game và xem video, màn hình cho chất lượng sắc nét và rõ ràng. Chế độ tự động điều chỉnh độ sáng trên máy cũng có thể khiến bạn hơi khó chiu, bạn sẽ phải thường xuyên tự chỉnh độ sáng lên cao nhất trước khi hy vọng vào một bản cập nhật phần mềm của hãng ra mắt và giải quyết vấn đề.
 
Ở khía cạnh âm thanh, Motorola Xoom có thể tạo ra những âm tiết rõ ràng và hợp lý khi để ở mức trung bình. Song khi chỉnh lên cao hơn, một số biến dạng âm xuất hiện khiến bạn thấy không hài lòng, ví dụ như là âm thành thông báo email chẳng hạn. Có vẻ như Motorola vẫn đang chứng tỏ rằng mình không phải là một hãng sản xuất loa ngoài hàng đầu thế giới.
 
 
Ngược lại, thời lượng sử dụng pin trên Motorola Xoom thực sự ấn tượng, thậm chí là tốt nhất trên các máy tính bảng hiện nay. Cụ thể, khi cài đặt màn hình ở độ sáng 65% và thực hiện một số thao tác cùng kết nối WiFi, 3G, thời lượng pin lên tới 8 giờ 20 phút (Motorola tuyến bố là lên tới hơn 10h). Bạn có thể đạt được mức này khi thiết lập độ sáng thấp hơn đôi chút.
 
Sản phẩm

Thời lượng pin

Motorola Xoom

8:20

Dell Streak 7

3:26

Archos 101

7:20

Samsung Galaxy Tab

6:09

Apple iPad

9:33

 
Camera
 
Sẽ hơi quá nếu bạn đòi hỏi khả năng chụp ảnh hoàn hảo trên Motorola Xoom với máy ảnh 5 megapixel đi kèm flash. Vè sẽ thật khó để hình dung bạn sử dụng máy tính bảng này như là thiết bị chụp hình chuyên dụng của mình. Trước hết, máy ảnh không sở hữu độ phân giải cao và hơn nữa, bạn sẽ gặp phải vấn đề khi chụp ảnh vào ban ngày bởi ảnh hưởng của độ chói.
 
Điều đó nói rằng chức năng chụp ảnh trên Motorola Xoom thua kém các đồng nhiệm chuyên dung khác khá nhiều như Motorola Atrix 4G và sẽ không thật thực tế để bạn sử dụng thiết bị cho việc thu giữ những hình ảnh đẹp.
 
 
Thế nhưng, khả năng quay phim lại khá ấn tượng với độ phân giải 720p, mặc dù có thể bạn sẽ gặp đôi chút giật hình hay thậm chí là ngừng hoàn toàn việc thu video. Bên cạnh đó, gói phần mềm The Movie Studio tích hợp sẵn sẽ cho phép bạn chỉnh sửa những “sáng tạo” của mình dẫu chưa thật hoàn hảo.
 
 
Đối với camera phía trước, bên cạnh tính trang trí thì chất lượng các cuộc gọi video của bạn sẽ không thật như ý. Nhưng dù sao đây cũng là công cụ đang mốt trên các dòng máy dạng này.
 
Phần mềm
 
Đùng vậy, phần cứng của Motorola Xoom là rất đáng chú ý song thứ nhiều người quan tâm hơn lại nằm ở mảng phần mềm với hệ điều hành Android 3.0 Honeycomb. Những điều mới mẻ dễ thấy với giao diện người dùng và cả những thay đổi dưới nền hiện tại là tương đối tốt đẹp.
 
Nhắc lại rằng Matias Duarte, người đã rời bỏ Palm để làm việc cho Google là chuyên gia trong khía cạnh UI (User Interface – giao diện người dùng), và có vẻ như ông đang làm rất tốt công việc của mình trong tái cơ cấu lại nền UI và cả tương tác người dùng cho Android.
 
 
Theo đó, hệ điều hành mới cung cấp cái nhìn và cảm nhận thống nhất và mạnh mẽ giống như là sản phẩm của một cá nhân. Mặc dù trên thực tế đây là thành quả lao động của cả đội phát triển với những nỗ lực đáng ghi nhận. Với một cái nhìn trực quan, các thành phần của Android 3.0 thực sự gắn kết với nhau và phối hợp chặt chẽ để loại bỏ những sự thừa thãi lặp đi lặp lại khó chịu như trước đây.
 
Các chức năng phức tạp của hệ thống đã được loại bỏ hoặc thay đổi quyết liệt để giúp khách hàng dù là những người dùng mới cũng dễ dàng làm quen hơn. Thế nhưng, sẽ không thể sử dụng từ “đơn giản” để miêu tả về “Tổ ong” của gã khổng lồ tìm kiếm.
 
 
Ớ khía cạnh thẩm mỹ, rất dễ để liên tưởng đến thế giới của Tron khi bạn quan sát Honeycomb. Đó là hiệu ứng của việc sử dụng tông màu neon, khá lạnh và cũng đầy góc cạnh của nền tảng, bạn có thể dễ dàng quan sát điều này ở màn hình chính, khi đặt các ứng dụng hay widget lên đó.
 
Ngay cả trong bảng danh sách các ứng dụng, bạn cũng có thể thấy những màu xanh điểm xuyết bên cạnh các icon. Kết quả là, trông Android 3.0 mang tới cảm giác góc cạnh nhưng cũng hết sức con người, giống như sự giao thoa của nền Windows Phone 7 “không màu vàng” với ánh sáng thực của WebOS hay thậm chí là iOS. Cũng phải nói rằng giao diện này thực sự làm việc, bạn có thể cài đặt các widget vào các trang của mình hay thay đổi hình nền tùy ý, mọi thứ đều rất mới mẻ.
 
Không giống như Apple với quan điểm nhất quán khi phát triển iOS, Android là nền tảng khá đa dạng và đầy biến đổi. Thế nên dẫu cho đã đơn giản hơn xưa nhưng hệ thống vẫn không 100% hoàn hảo. Vẫn có cả một serie các homescreen với khả năng cuộn và có thể tải được với hàng loạt shortcut, thư mục hay widget. Không giống như hầu hết các hệ điều hành cho di động, Android bố trí thanh trạng thái ở phía dưới và kèm theo đó là các công cụ chuyển hướng ở bên trái của thanh này, bạn sẽ sử dụng chúng để di chuyển khắp trên nền tảng.
 
Trình duyệt
 
Cần phải khẳng định ngay rằng trình duyệt trên Motorola Xoom là rất tuyệt vời, ứng dụng kèm theo sẽ khiến bạn có cảm giác giống như đang sử dụng phiên bản Chrome đầy đủ trên PC hay laptop. Các trang web được hiển thị nhanh chóng và rõ ràng trên máy tính bảng. Mặc dù vậy, sự thiếu hụt Flash ở thời điểm này có thể khiến nhiều người không thoải mái, nhưng Adobe cũng mới tuyên bố bản hỗ trợ cho Motorola Xoom sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vài tuần sắp tới.
 
 
Tuy vậy, vẫn có sự khó chịu khác là các trang web vẫn nhận diện đây là trình duyệt cho di động, nghĩa là vẫn có những nội dung dành cho mobile hiển thị trên trình duyệt lớn và đẹp đẽ này. Cũng thật khó hiểu là Google vẫn để xảy ra tình trạng như vậy ở thời điểm hiện tại.
 
Gmail
 
 
Gmail đã được thiết kế lại hoàn toàn cho Android 3.0 và đây là một cú “hit” lớn. Thế nhưng, bên cạnh thiết kế đẹp đẽ và đáng khen ngợi, vẫn còn tồn tại một số bất cập dai dẳng mà Google chưa chịu loại bỏ. Có vẻ như ứng dụng này đã khiến giao diện người dùng bị quá tải, nên nhớ vẫn luôn có các tính năng bị ẩn của Gmail cho Android, và giờ đây chúng được trình bày thật đầy đủ, song lại đem đến cảm giác thiếu quen thuộc.
 
Sẽ thật khó khăn cho bạn để đi đi lại lại và xác định các thành phần giao diện, đó là bởi các menu có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh bạn lựa chọn, nghĩa là không chỉ có bạn cố định các thành phần mà chúng có thể thay đổi ngay trong khi bạn vẫn đang làm việc. Do đó, nếu chưa sẵn sàng, bạn dễ cảm thấy bực mình khi thao tác.
 
Âm nhạc
 
 
Gone vốn là một trình nghe nhạc rất nghiệp dư và nhàm chán trên Android, nhưng sau khi lên nền Honeycomb, nó đã được chỉnh sửa toàn diện và trở nên rất ấn tượng. Như các bạn cũng thấy trên hình, một giao diện 3D hoành tráng, không chỉ ở vẻ ngoài mà còn rất tiện dụng.
 
Nó sẽ tự động chuyển về 2D khi bạn đang xem một album hoặc playlist, với cách di chuyển flipbook cũng không quá khó khăn cho bạn tìm kiếm bài hát của mình. Tuy nhiên có điều khá đáng tiếc là Xoom có vẻ như có vấn đề trong việc nhận diện album art và có khi là sự trùng lắp giữa hai album khác nhau. Nếu bỏ qua những vấn đề đó thì xem ra Google đã làm rất tốt với trình nghe nhạc này.
 
YouTube
 
 
Cũng như trình nghe nhạc, YouTube cũng đã có nhiều sự chỉnh sửa. Đi cùng với giao diện 3D của Honeycomb, bạn sẽ được thấy một bức tường trưng bày những video mà bạn có thể kéo, chọn tự do. Việc xem video online vốn đã là chuẩn mực cho YouTube trên máy tính, nhưng có lẽ đã đến lúc nhường sân chơi cho những thiết bị di động như Xoom chẳng hạn.
 
Google Talk
 
Phiên bản Google Talk trên Honeycomb này thật sự khiến cho người dùng cảm thấy hài lòng. Không chỉ cung cấp một sự tích hợp rõ ràng, liền mạch giữa các account bạn đã từng dùng mà ngay cả cách sử dụng vừa voice vừa video cũng rất tuyệt.
 
 
Ứng dụng này bản thân nó không quá phức tạp, tuy nhiên cũng cần có chút thời gian trước khi bạn làm quen với cách di chuyển qua lại giữa voice, chat và video. Chất lượng của video thì tạm chấp nhận được khi độ phân giải không lớn lắm (hình lớn – Xoom, hình nhỏ - MacBook Pro camera). Tuy nhiên, nhìn chung thì Google Talk là một sự kết hợp khá tốt với Xoom.
 
Movie Studio
 
 
Đã từng có nhiều lời đồn đoán về việc Movie Studio sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với iMovie của Apple. Tuy nhiên, khác với những gì đã tưởng tượng, một cảm giác thất vọng len lỏi khi thử nghiệm chương trình này. Bên cạnh việc khá chậm chạp, chỉnh sửa clip cũng mất nhiều thời gian. Mặc dù có thể hoàn thành được việc chỉnh sửa, nhưng nó lại không suôn sẻ như người ta vẫn nghĩ.
 
Hơn một lần trong quá trình thử nghiệm, phải chờ rất lâu khi kéo lùi video hoặc có khi bị đứng hình trong quá trình playback. Nói thế không có nghĩa đây là một ứng “vô” dụng, nhưng có vẻ nó cần được phát triển và chỉnh sửa thêm trong thời gian tới.
 
Một số ứng dụng khác
 
 
Còn rất nhiều ứng dụng khác được thử nghiệm với Xoom như Google Body (ứng dụng mô phỏng cơ thể người), Pulse (một trình đọc tin tức mà có thể bạn đã từng biết qua trên nên tảng iOS), và những game như Cordy. Tất cả chúng đều cho thấy Xoom cũng như hệ điều hành mà nó dùng xứng đáng được hy vọng là người sẽ lật đổ được iPad. Đáng tiếc là chưa có nhiều ứng dụng như thế được ra mắt và có vẻ như Google chưa tạo ra được một bước đi đủ dài trong việc mang máy tính bảng vào thị trường Android.
 
Giá tiền và dữ liệu
 
Motorola đã từng thông báo giá cho phiên bản 32 GB, có 3G và không kèm hợp đồng là 800 USD. Nhưng khi mua phiên bản có kèm hợp đồng với Verizone, giá của nó là 600 USD. “tiết kiệm” được 200 USD trong khi bạn phải chịu một điều khoản về một thuê bao với giá 20 USD cho hai năm tiếp theo, nghĩa là 1080 USD! Và đừng quên rằng Xoom có thể được nâng cấp lên LTE. Ngoài ra, không có bất gì mức giá nào được đưa ra cho dịch vụ 4G.
 
 
Có lẽ mức giá đó sẽ khiến nhiều người suy nghĩ khi bỏ ra 800 USD cho một máy tính bảng, trong khi chỉ cần 729 USD là bạn đã có iPad 32GB/3G. Với phiên bản WiFi, mặc dù chưa có giá chính thức, nhưng CEO của Motorola đã thông báo rằng giá của nó cũng không dưới 600 USD trong khi phiên bản WiFi của iPad có giá… 599 USD!
 
Bề ngoài
 
Ngoài những hạn chế mà chúng ta đã đề cập ra, có rất nhiều thứ đáng được ghi nhận ở Xoom. Bên cạnh những gì được cho là hoàn chỉnh nhất ở phiên bản Android mới này, phần cứng bên trong máy tính bảng của Motorola cũng rất tốt. Nhanh, kiểu dáng đẹp, và mặc dù chưa có bất kỳ sự xác nhận nào thì khả năng để bạn nâng cấp Xoom lên 4G là rất khả thi.
 
 
Tuy nhiên, vấn đề phát sinh không phải nằm ở chỗ không quen dùng hay ở phần cứng, mà chính vì nó có quá nhiều chi tiết. Từ thiết kế cho đến các ứng dụng, điều đó khiến bạn tự hỏi có phải đó là cách phủ đầu để loại bỏ sự phản kháng từ Apple . Chưa kể, thị trường ứng dụng dành cho Android chưa được nhiều, hệ điều hành thì có vẻ có lỗi và chưa thực sự hoàn thành. Thậm chí chưa có cả giá cho tất cả phiên bản cũng như những cam kết về vận chuyển cho người dùng.
 
Tổng quan
 
Liệu Xoom có thể là một đối thủ lớn của iPad? Câu trả lời là có. Thực tế là nó vượt qua iPad ở nhiều điểm. Tuy nhiên, phải nhắc đến sự xa lạ với người dùng cũng như việc chưa đưa ra chiến lược kinh doanh rõ ràng và những hình ảnh về các ứng dụng, thế nên dù Xoom và Honeycomb là một cặp đôi thu hút sự chú ý của nhiều người – nhưng, tiếc thay lại là một cặp đôi chưa hoàn chỉnh.
Xem thêm:

máy tính bảng