Đánh giá chi tiết HD 6790 - Ông vua mới của phân khúc tầm trung

Nội Tâm  | 15/04/2011 0:00 AM

Không chịu lép vế trước Nvidia, ngày 5/4 vừa qua, AMD đột ngột tung ra HD 6790 – quân bài chiến lược của hãng với mục tiêu không gì ngoài tiếp tục chiếm lĩnh phân khúc tầm trung.

Bình mới rượu cũ
 
HD 6790 thực chất là bản cắt giảm lần 2 của RV870 (Bart) được sử dụng trên các card đồ họa tầm trung HD 68506870 ra mắt năm ngoái. Theo đó, con chip Bart đầy đủ có 14 SIMD engine – trong đó mỗi SIMD engine chứa 4 texture unit (đơn vị vân bề mặt) và 16 stream processor (bộ xử lý dòng). Mỗi stream processor lại chứa 5 stream core (hay shader core).
 
 
Với HD 6790, có 4 SIMD engine bị vô hiệu hóa – kết quả GPU chỉ còn 40 texture unit và 800 stream core. Ngoài ra, bản cắt giảm này cũng chỉ được trang bị 16 ROP (ống dẫn lệnh đồ họa) so với 32 của HD 6800. Tinh ý một chút, chúng ta có thể nhận thấy HD 6790 rất giống với HD 5770 về các con số: chúng đều có 40 texture unit, 800 stream core và 16 ROP. Ngoài ra, HD 6790 có xung nhân/bộ nhớ tương ứng là 840/1050 MHz – cũng gần giống với mức 850/1200 MHz của HD 5770.
 
Tuy nhiên, HD 6790 lại có bề rộng nhớ đến 256-bit – gấp đôi người tiền nhiệm. Về mặt thông số, có vẻ HD 6790 chỉ đơn giản là một phiên bản 256-bit của HD 5770. Tất nhiên, chiếc card chip Bart sẽ thừa hưởng thêm một số ưu điểm về kiến trúc của dòng HD 6800 như hiệu năng xử lý tessellation cao hơn, Eyefinity (công nghệ đa màn hình của AMD) tốt hơn hay khả năng trình diễn Blu-ray 3D Video qua HDMI trơn tru…
 
Sau phần điểm qua về thông số kỹ thuật, giờ hãy so sánh trực tiếp các đại diện có mặt trong phân khúc tầm trung hiện nay:
 
 
Chắc hẳn bề rộng nhớ 256-bit sẽ đem đến nhiều cải thiện hiệu năng trong 1 số trường hợp, đặc biệt là khi kích hoạt khử răng cưa. Dựa vào các thông số trên, có thể đưa ra dự đoán chiếc card sẽ mạnh hơn người tiền nhiệm HD 5770 và yếu hơn đàn anh HD 6850. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: so với các đối thủ đến từ Nvidia, HD 6790 sẽ thể hiện ra sao?
 
Chúng ta đều biết GTX 550 Ti vừa ra mắt không thể đánh bại HD 5770, nên chắc chắn HD 6790 sẽ không nhằm vào đối thủ này. Rất có thể mục đích AMD nhắm đến là chỗ trống mà GTX 460 768MB (chuẩn bị kết thúc vòng đời) sắp để lại.
 
Trên thực tế, HD 6790GTX 460 768MB đều là các bản cắt giảm của 2 đàn anh có sức mạnh ngang ngửa HD 6850GTX 460 1GB, nhưng cái cách mà chúng bị cắt giảm thì lại khác nhau. Nếu như GTX 460 768MB bị giảm mất 1/3 số ROP và bề rộng nhớ so với bản 1GB trong khi giữ lại đầy đủ shader core, texture unit và xung nhân; thì HD 6790 lại bị cắt đi 1/2 lượng ROP, vài (chục) shader core và texture unit nhưng được chạy ở mức xung cao hơn.
 
Hi vọng HD 6790 sẽ đủ khả năng thay thế GTX 460 768MB – bởi nếu không đây sẽ là một thiệt thòi cực lớn cho các game thủ tại phân khúc tầm trung phổ biến.
 
Cận cảnh HD 6790
 
 
Chiếc card do AMD giới thiệu có chiều dài khoảng 10,25 inch và chiều cao 4,25 inch – giống hệt các số đo của HD 6870 trước kia. Chắc hẳn hãng đã sử dụng lại bo mạch cũ để chế tạo phiên bản mẫu. Nhiều khả năng các sản phẩm do các đối tác của AMD thiết kế lại sẽ có kích thước nhỏ hơn.
 
 
Chiếc card được thiết kế có tới 2 đầu cấp 6-pin trong khi điện năng tiêu thụ định mức chỉ tầm 150W (vừa vặn khả năng của 1 đầu cấp 6-pin và khe cắm PCIe). Có thể đây là một gợi ý của AMD về khả năng ép xung của HD 6790 chăng? Người tiêu dùng sở hữu bộ nguồn bình thường có lẽ không cần lo lắng về điều này, bởi đã có một vài phiên bản 1 đầu 6-pin do các đối tác của AMD cung cấp.
 
Giống như series 6800, HD 6790 chỉ có thể thiết lập chạy CrossFire tối đa 2 card.
 
AMD trang bị cho sản phẩm của mình tổng cộng 5 cổng xuất tín hiệu: 2 DVI, 1 HDMI và 2 mini-DisplayPort.
 
Bảng mạch giống hệtHD 6870. Sản phẩm hiện có giá 150 USD trên thị trường thế giới – ngang với GTX 460 768MB hiện nay.
 
Cấu hình thử nghiệm & thiết lập
 
Ngoài nhân vật chính, 5 card đồ họa khác xuất hiện trong bài viết để so sánh và đánh giá tương đối sức mạnh của HD 6790HD 5770, HD 6850, GTS 450, GTX 550 TiGTX 460 768MB.
 
 
 
Các phép thử lý thuyết
 
Mở đầu là 3DMark 11 – luôn có mặt trong mọi review:
 
 
Không nằm ngoài dự đoán, chiếc card mới có hiệu năng nằm ở khoảng giữa HD 5770 và HD 6850, thậm chí điểm số còn rất gần với chiếc card mạnh hơn.
 
Các card đồ họa Nvidia không trình diễn tốt trong phép thử này. GTX 550 Ti trên thực tế mạnh hơn HD 5770 một chút nhưng lại có điểm số 3DMark 11 kém hơn. Tương tự như vậy, HD 6790 cũng vượt qua GTX 460 768MB – đem lại hi vọng về hiệu năng tương đương.
 
 
Unigine Heaven là phép thử đánh giá khả năng xử lý tessellation chính xác nhất hiện nay và thường rất ưu ái các card đồ họa Nvidia. Dù sao, HD 6790 cũng bám theo HD 6850 khá sát.
 
Crysis 2
 
Vâng, tựa game bom tấn 2011 vừa ra mắt đã lập tức thế chỗ người tiền nhiệm Crysis trong review đánh giá card đồ họa. Có lẽ cũng đã thời điểm “sát thủ” cũ nên về hưu.
 
 
 
 
Trong game này phần cứng của Nvidia có vẻ hơi được ưu ái hơn một chút. Thoạt đầu, HD 6790 bị GTX 460 768MB bỏ xa ở độ phân giải 1280 x 1024, nhưng càng tăng độ phân giải, khoảng cách càng được thu hẹp dần. Nguyên nhân chính là lợi thế bộ nhớ 1GB 256-bit (so với 768 MB 192-bit của GTX 460 768 MB).
 
Bulletstorm
 
Tựa game hành động độc đáo có tính giải trí cao – đặc biệt ưu ái AMD. Để xem nhân vật chính thể hiện thế nào đây:
 
 
 
 Rất rất tốt! Chiếc card về nhì sau HD 6850 với khoảng cách không xa lắm.
 
Các card đồ họa Nvidia cực kì chật vật ở game này, đặc biệt tại độ phân giải 1680 x 1050. Như GenK.vn đã từng đề cập trong các bài viết trước, Bulletstorm gặp lỗi tụt khung hình trầm trọng tại các độ phân giải không chia hết cho 8. Chúng ta có thể bỏ qua tính tham khảo của độ phân giải 1680 x 1050 trong phép thử này.
 
Metro 2033
 
Đây là tựa game tận dụng được ưu thế của cả Nvidia và AMD: Xử lý tessellation và xử lý bề mặt (thực tế ưu ái AMD hơn một chút).
 
 
 
HD 6790 tỏ ra ngang ngửa với đối thủ trực tiếp GTX 460 768MB trong game này, tính trung bình còn nhỉnh hơn 1 2 khung hình trong khi thua kém về khung hình tối thiểu. HD 6850 vượt 2 chiếc card thấp hơn một khoảng cách đáng kể.
 
Lost Planet 2
 
 
 
 
Phép thử này cực khả quan với GTX 460 768MB tại độ phân giải 1280 x 1024. Cũng giống như ở Crysis 2, HD 6790 càng thu hẹp chênh lệch với đối thủ khi độ phân giải tăng lên.
 
Alien vs Predator
 
 
 
 
Thêm một lần nữa GTX 460 768MB hơn ở độ phân giải 1280 x 1024 nhưng ngày càng sụt giảm, thậm chí bị vượt qua khi độ phân giải tăng lên.
 

F1 2010

Mộ trong những tựa game đua xe hấp dẫn nhất tại thời điểm này. Hi vọng Code Masters sẽ cho ra mắt F1 2011 trong thời gian gần.
 
 
 
 
“Sân nhà truyền thống” của AMD tất nhiên không bỏ lỡ cơ hội giúp HD 6790 vượt lên trên đối thủ. Khoảng cách thậm chí còn khá xa.
 
Just Cause 2
 
Thế giới rộng lớn với địa hình và bối cảnh rất đa dạng:
 
 
 
 
Just Cause 2 là tựa game khá lạ lùng. Trong một vài tình huống, nó ưu ái Nvidia hơn. Nhưng lại có lúc đây là phép thử giúp AMD ghi điểm. Lần này là trường hợp thứ nhất. GTX 460 768MB thậm chí còn ngang ngửa với chiếc card HD 6850 mạnh hơn. HD 6790 tất nhiên bị rớt lại nhưng vẫn không để GTX 550 Ti bám đuổi.
 
H.A.W.X. 2
 
H.A.W.X. 2 nổi tiếng chú trọng xử lý tessellation. Chưa bao giờ Nvidia không thắng tuyệt đối tại phép thử này. Vậy chúng ta hãy hướng sự quan tâm đến khoảng cách HD 6790 tạo ra với 2 card đồ họa AMD còn lại:
 
 
 
 
HD 6790 cho hiệu năng rất gần với HD 6850, đồng thời bỏ xa người tiền nhiệm HD 5770 nhưng vẫn bị GTX 550 Ti vốn yếu hơn hẳn vượt qua.
 
Khả năng khử răng cưa
 

 
 
Quả không ngoài dự đoán, ưu thế về dung lượng bộ nhớ và bề rộng nhớ tỏ ra rất hiệu quả khi độ phân giải và khử răng cưa tăng lên.
 
Khả năng ép xung – Hiệu năng CrossFire
  
Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết, tuy bản thân HD 6790 đã có mức xung sẵn khá cao nhưng có vẻ AMD vẫn ngầm gợi ý về khả năng ép xung của chiếc card. Trong phần mềm Overdrive, AMD cho phép chiếc card đạt đến mức xung tối đa 1000/1300 MHz. Thực tế mức xung này có thể đạt được khi tăng điện áp, nhưng chúng tôi quyết định chỉ ép chiếc card chạy ở mức 925/1200 MHz – mức tối đa không cần tăng điện.
  
Do chỉ có trong tay 1 bản HD 6790 mẫu, phép thử hiệu năng CrossFire được tiến hành bằng cách bắt cặp với HD 6950. AMD đã xác nhận hiệu năng CrossFire trong trường hợp này sẽ được giới hạn bởi chiếc card yếu hơn. Vì vậy chúng ta không cần lo lắng về tính chính xác của phép thử.
 
 
 
  
Thật sửng sốt! CrossFire cho hiệu năng tăng tới hơn 90% so với chạy đơn card! Cặp GTX 550 Ti của Nvidia hoàn toàn không có cơ hội so kè nào.
  
Ngoài ra, hiệu năng sau ép xung của chiếc card bám rất sát đàn anhHD 6850 – tin rất mừng cho các game thủ tầm trung.
 
Điện năng tiêu thụ – Nhiệt độ – Độ ồn
 
Sau hiệu năng, không rõ HD 6790 có cho chúng ta bất ngờ thú vị nào nữa không:
 
 
Cũng hơi bất ngờ (nhưng không phải theo hướng tốt): HD 6790 lại “ăn” nhiều điện hơn cả HD 6850 mạnh hơn. Ngoài xung mặc định cao, có thể việc sử dụng lại bo mạch của HD 6870 cũng là một nguyên nhân. Rất có khả năng các bản thiết kế lại đến từ các đối tác của AMD sẽ cải thiện điện năng tiêu thụ của chiếc card.
 
Tuy vậy, HD 6790 vẫn tiêu thụ ít điện hơn GTX 460 768MB.
 
Còn bây giờ là nhiệt độ. Hãy xem so với môi trường, chiếc card nóng hơn bao nhiêu:
 
 
Có thể nói, dù sử dụng thiết kế lồng sóc, quạt tản nhiệt của bản chuẩn do AMD cung cấp vẫn hoạt động đạt yêu cầu.
 
 
Về mặt con số, độ ồn có vẻ hơi cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do chúng tôi tiến hành đo đạc các chiếc card ở khoảng cách chỉ 1 inch nhằm thu kết quả chính xác nhất về độ chênh lệch giữa chúng. Với kết quả thu được thế này, chúng ta hoàn toàn không cần lo ngại về tiếng ồn khi HD 6790 nằm trong thùng máy.
 
Tổng kết
 
1680 x 1050 là độ phân giải chủ yếu mà các card đồ họa tầm trung nhắm đến. Vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra tổng kết tại độ phân giải này để đưa ra đánh giá cuối cùng, lấy GTS 450 làm mốc 100%.
 
 
Trớ trêu thay cho Nvidia: card đồ họa xứng đáng kế thừa choGTX 768MB lừng danh lại không phải GTX 550 Ti của họ! Quả thực, sau pha ra mắt đánh nhanh rút gọn vừa rồi, chúng tôi không thể tin HD 6790 lại có thể làm được nhiều đến vậy. Âm thầm phát triển và xuất hiện đánh úp – có vẻ lại một lần nữa AMD làm chủ phân khúc tầm trung.
 
Tuy nhiên, công bằng mà nói GenK.vn cho rằng tuy thống kê trung bình có vẻ khả quan nhưng thực chất HD 6790 thực chất yếu hơn GTX 460 768MB khoảng 10%.
 
Lý do: loạt phép thử của chúng ta có… hơi nhiều game ưu ái cho AMD. Bởi vậy không có nhiều lý do để chần chừ nếu bạn đang có ý định sở hữu chiếc card Fermi lừng danh.
 
 
Không giống như thường lệ, GenK.vn xin đưa ra kết luận bài bằng một vài nhận định về thị trường. NgoàiHD 6790 có (khả năng) hiệu năng/giá thành rất tốt, cuộc đấu đá giữa Nvidia và AMD mang lại 2 tin vui cho chúng ta. Thứ nhất: GTX 550 Ti đã giảm giá từ 150 USD xuống còn 120 USD trên thị trường thế giới. Và thứ hai: Bom tấn GTX 560 (không Ti) sẽ xuất hiện vào tháng sau, hứa hẹn cuộc tranh đấu tại phân khúc tầm trung càng thêm quyết liệt. Với việcGTX 460 1GB và GTX 560 Ti đang làm rất tốt vai trò ở phía trên cao, khả năng GTX 560 sẽ lại là một bom tấn hiệu năng/giá thành nữa đến từ Nvidia.
 
Dù sao, được lợi nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng. Hãy chờ xem!
 
Bên lề: Unlock lên 6800?

Chắc hẳn khi chứng kiến sự giống nhau gần như đến từng chi tiết giữa HD 6790 và series 6850, ý tưởng unlock sẽ hiện ra trong đầu không ít người thích máy mó. Còn nhớ lại câu chuyện xảy ra với các Cayman: Ai đó mua HD 6950, mất vài cái click chuột để flash bios và KENG – anh ta có một chiếc HD 6970! Vậy khả năng “quay xổ số” của Bart thì sao? Ngay lập tức, AMD đưa ra câu trả lời cho vấn đề này: “Mơ đi các cưng!”. Lý do cực kì nghiệt ngã: không như HD 6950 bị ngắt các nhân đồ họa thông qua bios, các SIMD thiếu hụt của HD 6790 đã bị ngắt vật lý hoàn toàn!

Đây có lẽ là cách người khổng lồ đồ họa bảo vệ các sản phẩm cao cấp hơn của mình. Có thể họ chỉ “bốc phét”, nhưng cũng có thể họ nói thật! Chỉ có thời gian và “những người thích nghịch” mới có thể đưa ra câu trả lời. Dù sao, chúng tôi vẫn trông chờ vào khả năng này. Mua HD 6790 được HD 6870 - Tại sao không chứ?