[Đánh giá chi tiết] ASRock H61M-HGS và H71M-DG3: bo mạch chủ siêu kinh tế cho cấu hình phổ thông & trung cấp (trang 4: Bios UEFI - Cấu hình thử nghiệm)

Nội Tâm  | 28/07/2012 11:13 PM

Sản phẩm phù hợp với số đông người tiêu dùng Việt Nam.

Bios UEFI

 
Cả 2 bo mạch chủ đều sử dụng bios UEFI thân thiện, cho phép sử dụng cả chuột lẫn bàn phím. Giao diện và các tùy chọn trong Bios của H61M-HGS và H71M-DG3 gần như giống nhau 100% nên ở đây tôi chỉ giới thiệu về H71M-DG3.
 

danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem

danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem
Tính năng ép xung sẵn đồ họa tích hợp IGPU.
 
Nếu gắn chip Sandy Bridge, xung RAM chỉ nhận các mức 800, 1066 và 1333 MHz. Đối với chip Ivy thì lên được 1600 MHz.
 

danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem

 
Tùy chỉnh vol của CPU rất hạn chế. Do là dòng main thấp nhất, cộng với chipset H61 nên ASRock không hỗ trợ nhiều về mảng OC cho sản phẩm. Vẫn có 3 profile để lưu và gọi nhanh các thiết lập khi cần. Đây là điểm cộng của dòng main ASRock nói chung – cực kì thuận tiện cho các tay ép xung. Tuy nhiên với đặc điểm không thể OC của 2 mainboard này thì chúng tỏ ra không hữu dụng lắm.
 

danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem

danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem

danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem
Tính năng Intel Rapid Start – một công nghệ trên Series 7 Motherboard.
 
Người dùng có thể đặt password cho Bios để tránh nghịch phá và can thiệp từ người khác.
 
danh-gia-chi-tiet-asrock-h61mhgs-va-h71mdg3-bo-mach-chu-sieu-kinh-te-cho-cau-hinh-pho-thong--trung-cap-trang-4-bios-uefi-cau-hinh-thu-nghiem
 

Cấu hình thử nghiệm – Nội dung thử nghiệm

 
Kiểm nghiệm hiệu năng là phần không thể thiếu trong mọi review. Cắt giảm đi nhiều thứ như khe RAM, khe PCI Express, chỉ có 4+1+1 phase nguồn, liệu H61M-HGS và H71M-DG3 có bị ảnh hưởng về hiệu năng? Tôi sẽ thử so sánh hiệu năng của chúng với Z77 Fatal1ty – bo mạch chủ cao cấp của ASRock xem có sự khác biệt hay không.
 
Bên cạnh chip i3 2120 là cái đích mà H61M-HGS và H71M-DG3 nhắm tới, tôi cũng thử xem liệu 2 sản phẩm này có “cân” nổi i5 3570K hay không? Sản xuất trên quy trình 22 nm, con chip này được Intel gắn mác TDP 77W, chỉ cao hơn 1 chút so với 65W của i3-2120.
 
Bo mạch chủ:
ASRock Z77 Fatality Professional
ASRock H61M-HGS
ASRock H71M-DG3
Bộ xử lý:
Intel Core i3 2120 3,3 GHz (Sandy Bridge)
Intel Core i5 3570K 3,4 GHz (Ivy Bridge)
Tản nhiệt: NZXT Havik 140
Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866 9-11-9
Set về 1333 cas 9 với chip i3 2120 và 1600 cas 9 với chip i5 3570K
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: Seasonic X660

 

Nội dung thử nghiệm sẽ đầy đủ các mảng: game, ứng dụng và render.

- 3DMark 06.

- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024).

- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720).

- BattleField 3 (DX 11): High Quality, 0xAA, 16xAF, 1920 x 1080.

- Dirt 3 (DX 11): Highest Quality, 4xMSAA, 1920 x 1080.

- Excel 2010: tôi sử dụng 1 file benchmark dựng sẵn, đếm thời gian vẽ xong biểu đồ hàng nghìn số liệu.

- Winrar: đo thời gian nén thư mục nặng 1,16 GB chứa 290 file JPEG. Sau đó giải nén tập tin nén này.

- Cinebench 11.5: phần mềm chấm điểm khả năng render của hệ thống. Tôi chạy test CPU trong phép thử này.

- x264 HD 5.0: một trình benchmark dựng sẵn, đo tốc độ dựng khung hình trung bình khi render một nội dung full HD 1080p. Chương trình có 2 pass, tôi chỉ lấy kết quả pass 1 để tham khảo.