Đánh giá chi tiết Acer Aspire One 722: Netbook giá rẻ

Tùng Phạm  | 05/08/2011 05:00 PM

Thiết kế cuốn hút, mới mẻ khiến Aspire One 722 lôi cuốn người mua từ cái nhìn đầu tiên.

Acer đã cho ra mắt netbook Aspire One 722 như là một phiên bản mở rộng của Aspire One 522 với màn hình lớn hơn và cũng sử dụng chíp đồ họa AMD Radeon HD 6250. 

Netbook Acer Aspire One 722 có màn hình 11,6 inch. Cũng giống như Acer Aspire One 522, thiết bị sử dụng vi xử lý 1 GHz AMD C-50 Dual-Core APU (accelerated processing unit - APU) kết hợp cùng với chíp đồ họa AMD Radeon HD 6250. Một số yếu tố quan trọng khác như bộ nhớ RAM 2 GB DDR3 và đĩa cứng có dung lượng 250 GB cùng các giao diện thông thường vẫn được duy trì.

Nhìn chung, Aspire One 722 có thiết kế vỏ máy và màn hình rất "hiện đại". Màn hình có độ phân giải 1280x720 pixel (HD Ready). Trong khi đó, màn hình trang bị trên người tiền nhiệm Acer Aspire One 522 có độ phân giải cao hơn với 1366x768 pixel và tỉ lệ màn hình 16:9.Máy có giá bán lẻ 349 euro (khoảng 10,3 triệu đồng). Mức giá này rẻ hơn so với Aspire One 522.
 
Vỏ máy
 
Do được Acer tân trang lại hình thức bên ngoài nên Aspire có một thiết kế rất cuốn hút. Chiếc laptop này mang lại cảm giác thân thiện ngay từ cái nhìn đầu tiên với hình dáng được thiết kế bo tròn. Bề mặt có độ bóng cao kết hợp với hình giọt nước đem lại sự tinh tế. Ngoài màu đen, thiết bị này cũng có màu xanh lam, màu đỏ và trắng.
 

Vỏ máy của Aspire One 722 chắc chắn là không thể đem lại sự thuyết phục về sự chắc chắn. Chỉ với một áp lực nhẹ là cũng đủ để nhìn thấy vết lõm ở trung tâm. Màn hình của máy có thể đóng mở dễ dàng với góc mở 150 độ. Tuy nhiên việc máy hay bị bấp bênh khi sử dụng là một điểm trừ không đáng có.


Nắp máy bên dưới khá dễ mở để người dùng có thể "đụng chạm" vào phần cứng. Khi mở máy bạn sẽ nhận thấy có một khe cắm để nâng cấp bộ nhớ RAM DDR3. Ngoài ra cũng có một khe cắm trống cho PCI Express mini. 

Cổng kết nối

Không hề có một sự thay đổi nào khi các tiêu chuẩn thông thường vẫn được giữ nguyên mà không có bất kỳ tính năng bổ sung thêm, ví như USB 3.0. Sản phẩm có ba cổng USB 2.0, một đầu đọc thẻ nhớ đa định dạng và một jack cắm HDMI để truyền tải video và âm thanh chất lượng cao. Các cổng kết nối được phân bố ở hông bên trái và bên phải của vỏ máy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ vui hơn nếu Aspire One 722 có cổng USB 3.0 và một số cổng kết nối thì nên nằm ở phía sau của máy. Mặt trước của máy có thể dành cho các tùy chọn khác của người dùng, pin 6 cell có vị trí ở phía sau máy.
Bên trái: Nguồn, RJ45, VGA, USB 2.0, HDMI. 

Bên phải: Đầu đọc thẻ, cổng cắm tai nghe, USB 2.0, khóa kensington. 

Phía trước.
 
Phía sau.

Ngoài ra, thiết bi cũng sở hữu các chuẩn kết nối là WLAN 802.11n và Bluetooth 3.0 + HS.
Phụ kiện

Bạn sẽ nhanh chóng thất vọng vì phụ kiện cho máy chỉ bao gồm các phụ kiện cần thiết nhất để sử dụng. Máy đi kèm với chiếc pin 6 cell, tài liệu hướng dẫn sử dụng và adapter để sạc. Các gói phần mềm bao gồm các chương trình hữu ích như Office 2010 Starter, Adobe Reader và Skype cùng với hệ điều hành Microsoft Windows Home Premium (64 bit) được cài đặt sẵn trên máy. Tuy nhiên, ngoài các phần mềm driver cho phần cứng thì cũng có rất nhiều phần mềm không thực sự cần thiết.

Bàn phím và touchpad

Cảm giác gõ phím trên máy cũng giống như tất cả các netbook khác do Acer sản xuất. Tuy nhiên, cảm nhận chủ quan có thể khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng. Bàn phím của máy có khoảng cách giữa các phím là không lớn và cảm giác bấm phím là không thực sự rõ ràng. Có một nhược điểm là bề mặt trung tâm của bàn phím khá mềm vì thế có thể ảnh hưởng đến cảm giác gõ phím. Bù lại, các phím quan trọng có kích thước lớn. Có lẽ Acer nên sử dụng kiểu bàn phím chiclet thì sẽ tốt hơn. Chiclet đang là một chuẩn mực, các nhà sản xuất cũng đã nhận ra xu hướng này từ lâu và đang áp dụng bàn phím chiclet cho các các sản phẩm của họ.


Touchpad đã được sửa đổi. Cụ thể, nó đã được dặt khá xa cổ tay khi bạn gõ phím do đó bạn sẽ tránh được việc vô tình chạm vào. Thiết bị nhập liệu này có kích thước 82x43 mm và bạn có thể điều hướng dễ dàng nhờ vào bề mặt hơi cong lên một chút và touchpad có hỗ trợ thao tác chạm đa điểm. Tuy nhiên, các phím bấm chuột chưa được tối ưu cho lắm. Có thể, hai phím bấm tách rời sẽ cho người dùng cảm giác sử dụng dễ chịu hơn.


Khả năng hiển thị

Màn hình của Aspire One 722 là màn hình glosssy có độ phân giải 1280x720 pixel với tỉ lệ 16:9, kích thước đường chéo là 29,5 cm tương đương 11,6 inch. Màn hình này vẫn hỗ trợ chuẩn HD. Một tính năng của chiếc màn hình này giúp làm gia tăng thêm tính tiện dụng đó là nó có thể kết nối được với các màn hình khác thông qua cổng VGA hoặc ngõ ra HDMI. Bạn có thể kết nối nó với một màn hình Full HD nếu muốn.


Màn hình được thiết kế với đèn nền LED khiến nó không chỉ có kích thước mỏng hơn mà còn có độ sáng tốt hơn. Màn hình của máy có độ sáng tối đa là 216 cd/m2, cao hơn so với độ sáng trung bình là 203,6 cd/m2. Sự phân phối độ sáng trên toàn bộ màn hình là rất tốt và chúng ta sẽ không thể nhận thấy một sự khác biệt rõ ràng về độ sáng trên màn hình này.


Ảnh nền tối tạo ta cảm giác hơi “xám” nhưng đó cũng chỉ là nhận định chủ quan. Một lý do để có thể phê bình màn hình của 722 chính là độ tương phản quá thấp của nó (164:1). Thiết bị này rõ ràng là không phù hợp với mục đích chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp vì nó không có quang phổ màu sRGB để hiển thị hình ảnh một cách trung thực. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi nhiều hơn với một netbook giá rẻ.
 
Sử dụng ngoài trời không phải là sở trường của Aspire One 722 mặc dù đó là một yếu tố cần thiết cho tính di động của netbook. Bề mặt nhẵn bóng cùng với độ sáng trung bình và tỷ lệ tương phản không cao của màn hình khiến cho việc sử dụng ngoài trời là khó khăn. Tuy vậy với những hạn chế này thì việc sử dụng ở một nơi râm mát cũng có thể chấp nhận được. Khi sử dụng, ngay cả khi ở trong nhà thì bạn vẫn nên tránh sử dụng khi có một nguồn sáng trực tiếp ở phía sau.

Độ ổn định của góc nhìn bị hạn chế là điều không đáng ngạc nhiên đối với một giải pháp màn hình có chi phí thấp. Bạn có thể tham khảo về góc nhìn ở hình ảnh bên dưới


Hiệu năng

Ngoài thiết kế mới mẻ, sự đổi mới cũng đến từ phần cứng của AMD. Trung tâm của phần cứng được tạo nên từ vi xử lý gia tốc C-50 của AMD với xung nhịp 1 GHz và hai nhân (dual core). Vi xử lí này là một vũ khí của AMD trực tiếp đối đầu với nền tảng Atom của Intel nó trong phân khúc  netbook. Trái ngược với vi xử lý Intel Atom N550, APU thiếu đi các nhân ảo (Hyper Threading) dẫn đến việc thiếu sức mạnh xử lí đa nhiệm. CPU của Intel cũng vượt trội về tốc độ xung nhịp với 500 MHz lớn hơn (1,5 GHz).


Một điểm cộng cho APU là sự kết hợp với chíp đồ họa AMD Radeon HD 6250 với xung nhịp là 280 MHz và hỗ trợ DirectX 11. Việc Acer không thiết kế mô hình Aspire One722 mạnh mẽ hơn với APU E-350 của AMD và chíp đồ họa Radeon HD 6310 là một điều đáng tiếc. Ví dụ như Asus thì cung cấp netbook Eee PC 1215B với bộ đôi này với giá 499 euro.

Các thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi (BTV Notebookcheck) là để kiểm tra hiệu năng của vi xử lý. APU C-50 đạt được 1264 điểm trong thử nghiệm Cinebench R10 Multi-Thread Rendering (32bit), nằm trong khả năng của netbook. Đối thủ Intel AtomN550 đạt được 1415 điểm, cao hơn mức trung bình (cao hơn C-50 10,7%). Tuy nhiên, hiệu năng có thể đạt được cao hơn nhờ vào hệ điều hành 64 bit. Bộ xử lý của Intel thống trị ở lĩnh vực này bởi vì cấu hình của Aspire One 722 chỉ được trang bị với Windows 7 Starter (32 bit). 


Aspire One 722 đạt được 0,38 điểm trong thử nghiệm Cinebench R11.5's CPU benchmark (64 bit). So với APU mạnh hơn là AMD E-350 với tốc độ xung nhịp 1,6 GHz thì E-350 đạt được 0,6 điểm với Acer Aspire 5253 cao hơn khoảng 33,7% so với APU C-50. Nhìn chung, một hiệu suất xử lý yếu cũng có thể được nhận thấy bằng việc các cửa sổ được mở chậm và thời gian khởi động lâu hơn.


AMD Radeon HD 6250 cũng có thể cân bằng được với Intel trong các thử nghiệm về 3D. Nó ghi được 1411 điểm ở độ phân giải 1280x1024 pixel trên Futuremark 3DMark06.

Hiệu năng hệ thống

Hệ thống cho kết quả 1.582 điểm ở PCMark Vantage. Bên cạnh các thành phần tương đối yếu thì bộ nhớ cũng góp phần cho kết quả thấp. Trên PC Mark 7 hệ thống ghi được 747 điểm.

Độ ồn

Netbook Aspire One có thể được đưa đặt vào loại có độ ồn thấp. Độ ồn đo được từ 30,5 đến 31,5 dB (A) trong chế độ nghỉ ở một khoảng cách là 15 cm. khi hệ thống hoạt động với công suất lớn độ ồn tăng lên 34,7 dB (A) và nhanh chóng giảm xuống khi thực hiện xong tác vụ.
 

Nhiệt độ

Máy khá nóng mặc dù ở chế độ Idle, nhiệt độ đo được là 32 độ C, nhiệt độ này có thể được coi là ấm. Tuy nhiên trong quá trình tải, nhiệt độ cao nhất được ghi lại lên đến 43,7 độ C. Nhiệt độ cao có thể gây khó chịu khi sử dụng trong thời gian dài.


Loa

Chỉ có một loa được bố trí ở mỗi bên trái và phải. Chất lượng âm thanh cũng đủ phục vụ cho những nhu cầu đơn giản, tuy nhiên Aspire One 772 không thể hiện tốt các âm bass do đó bạn rất khó có thể sử dụng cho nhu cầu nghe nhạc và xem phim. Bạn có thể nghe qua tai nghe hoặc kết nối với loa ngoài thông qua ngõ xuất HDMI để cho âm thanh chất lượng tốt hơn.

Thời lượng pin

Được trang bị pin 6 cell với dung lượng 4400 mAh, Aspire One 772 cho thời lượng pin rất tốt. Ở chế độ tiết kiệm nhất (không bật wifi và độ sáng thấp nhất) hệ thống cho thời gian sử dụng lên đến 10 giờ 42 phút. Nếu sử dụng wifi để lướt web thời gian này giảm xuống con 6h34 phút và nếu tận dụng hết sức mạnh của máy, bạn có thể sử dụng trong vòng 3 giờ 15 phút
 
Tổng quan
 
Acer Aspire One 722 là netbook sử dụng APU C-50 mới nhất của AMD kết hợp cùng với chíp đồ họa Radeon HD 6250. Xét về hiệu suất, sản phẩm không có gì nổi trội lắm và đối thủ Intel vẫn được ưa thích hơn cho mục đích văn phòng thuần túy. Tuy vậy thiết kế cuốn hút, đầy đủ các tiêu chuẩn về kết nối và khả năng mở rộng dễ dàng là những điểm cộng cho máy. Việc thiếu sự ổn định ở vỏ máy, màn hình loại glossy là những mặt hạn chế. Trái ngược với người tiền nhiệm, Acer chỉ cung cấp độ phân giải 1280x720 pixel cho Aspire One 722 thay vì là 1366x768 pixel như Acer Aspire One 522.

Ngoài những điểm cộng như độ ồn thấp, thời lượng pin tốt thì vẫn còn một số điểm trừ cho Aspire One 722 như chất lượng loa và nhiệt độ tỏa ra. Tuy nhiên về tổng quan thì sản phẩm của Acer chỉ đạt mức trung bình về hiệu năng.
Tham khảo: Notebookcheck
Xem thêm:

laptop

Acer