Máy được phủ 1 lớp kim loại bền thay vì nhựa như thường thấy ở các máy tính bảng khác. Eee Pad Transformer cũng cực kì mỏng và nhẹ tương đương với iPad 2. Chip lõi tứ của Nvidia thực sự là yếu tố làm nên sự khác biệt. Khi thử nghiệm chơi 1 số game 3D, game chạy rất mượt. Mặc dù hiện tại máy vẫn chạy Honeycomb nhưng Asus cho biết Transformer sẽ sớm được nâng cấp lên Ice Cream Sandwich. Bàn phím gắn ngoài cũng rất tiện lợi giúp bạn biến chiếc tablet thành 1 laptop siêu mỏng giống như ultrabook. Giá bán cho bản 32 GB là 500 USD (khoảng 10,4 triệu đồng). Bàn phím gắn ngoài giá 150 USD (3,1 triệu đồng). Dưới đây là 1 số hình ảnh cảm nhận về Eee Pad Transformer của Asus:
Màn hình chính với các widget đơn giản đi kèm.
Thêm 1 số widget. Chip lõi tứ giúp việc chuyển đổi qua các widget này diễn ra rất nhanh chóng.
Trình duyệt theo chuẩn của Honeycomb.
Asus có dịch vụ đám mây riêng giúp người dùng đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị.
Đồ họa 3D trên máy là rất đẹp.
Độ mỏng của máy là vô cùng ấn tượng: chỉ 8,3 mm.
Đây là bàn phím cắm ngoài. Bạn phải bỏ thêm 150 USD để sở hữu nó. Dock bàn phím giúp tăng thêm thời lượng pin cho tablet.
Khe cắm thẻ SD bên trái dock bàn phím.
Gắn máy tính bảng của Asus vào dock, nó trông giống 1 chiếc ultrabook siêu mỏng, siêu nhẹ.
Nếu nhìn từ xa 1 chút thì có lẽ bạn không nghĩ nó là 1 chiếc máy tính bảng.