1976: “Dealer inquiries invited”
Đây là quảng cáo ăn nhập nhất so với với tiêu đề của Apple. Nhưng quảng cáo này không nhằm vào người tiêu dùng mà lại thiết lập các thông tin của sản phẩm. Đây có lẽ là cách làm số 1 tại thời điểm đó. Quảng cáo sử dụng logo ban đầu của Apple là một bản khắc gỗ Isaac Newton ngồi dưới gốc cây táo.
1977: Apple có kiểu chữ riêng
Trong một quyết định về marketing mà sẽ ảnh hưởng đến công ty trong vòng 20 năm tới, Apple đã quảng bá hình ảnh của mình với font chữ Apple Garamond và logo quả táo 7 màu. Hai yếu tố này chỉ bị loại bỏ vào cuối những năm 90.
1979: The Garden of Eden
Dễ dàng nhận thấy đây là một trong những quảng cáo tệ nhất của Apple. Khi bạn nhìn thấy hình ảnh này, hãy kiểm tra quy tắc của cuộc thi được nói đến trong quảng cáo: " Hãy nói cho Apple biết những gì Adam đã làm với máy tính của họ trong “một ngàn chữ hoặc ít hơn."! Quảng cáo này không hề nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng Mỹ.
1981: "Dick Cavett và người nội trợ kiểu Mỹ"
Khá hấp dẫn và cũng không phải là một quảng cáo tệ cho lắm, quảng cáo diễn tả buổi talkshow mà Cavett đóng vai người dẫn chương trình hỏi một bà vợ làm cách nào mà cô sử dụng máy tính Apple để quản lý chi tiêu gia đình. Khi Cavett thể hiện sự nghiêm túc thì cô ấy lại nói "Tôi cũng sở hữu một nhà máy thép nhỏ.". Đoạn clip vẫn khá hài hước nhưng không có ý nghĩa về mặt thương hiệu.
Bạn có thể xem clip này tại
đây.
1983: “Be the Apple of everyone’s eye”
Nếu bạn sở hữu một trong những chiếc áo phông như thế này thì hãy mặc nó hoặc rao bán trên eBay. Quảng cáo này xuất hiện ở thời điểm mà thương hiệu và phong cách đang ngày càng trở nên quan trọng. Mặc dù vậy, nó cũng không cho thấy rõ điều này cho lắm.
1984: "1984"
Đây là quảng cáo thương mại trong giải đấu Super Bowl (giải bóng bầu dục trình độ cao nhất của Mỹ với hàng ngàn siêu sao tham dự), thời điểm được xem là giai đoạn quan trọng cho Apple và giải Super Bowl. Nó vay mượn ý tưởng từ câu chuyện của George Orwell nói về người dùng máy tính Apple đập tan đầu sỏ của PC. Thẳng thắn mà nói, quảng cáo này là một trong số những đột phá sáng tạo của Apple.
1989: Life in hell
Lần này quảng cáo của Apple xuất hiện với các nhân vật trong bộ truyện tranh "Life in hell" của Matt Groening, bộ truyện hấp dẫn xuất hiện ở mặt sau của các tuần báo trước khi The Simpsons ra đời. Quảng cáo này nhằm vào các sinh viên những người đang muốn mua máy tính. Nó khá là thú vị và sáng tạo.
1996: Navratilova and Art Monk
Những quảng cáo của PowerBook trở nên phổ biến vào cuối những năm 90 và chúng thể hiện tất cả những sai lầm của Apple trong 20 năm trước đó như: rất dài dòng, không có sức thuyết phục và không cho thấy PowerBooks là một sản phẩm thú vị.
Phông chữ Garamond và logo quả táo 7 màu vẫn xuất hiện và không hề có sự thay đổi trong suốt hai thập kỷ. Chúng ta quan tâm đến PowerBooks chỉ vì những người nổi tiếng đều sở hữu một chiếc PowerBooks.
1997: “Think Different”
Giờ đây, hình ảnh các thiết bị của Apple đã biến mất khỏi các quảng cáo. Đây là thời điểm mà phong cách quảng cáo của Apple trở nên quan trọng. Không may là, Apple đã phải chấp nhận thua lỗ về sản phẩm của mình để tạo nên hình ảnh.
1998: “Chic. Not geek”
Hiện nay, quảng cáo này vẫn còn xuất hiện. Đây là quảng cáo đầu tiên của Apple về kỷ nguyên hiện đại, nó được sử dụng trong chiến dịch quảng bá iMac. iMac là nhân vật chính trong quảng cáo này, nó xuất hiện như là một thực thể sống duy nhất trong vũ trụ màu trắng. Các khía cạnh về kỹ thuật được bỏ qua trong phong cách quảng cáo này. Chiến dịch iMac đã đem lại cho Apple hình ảnh về thương hiệu thiết kế.
2006: "Mac vs PC" (với hai diễn viên nổi tiếng là Justin Long và John Hodgman)
Cuộc chiến giữa John Hodgman và Justin Long đã kéo dài ba năm từ 2006 cho đến 2009. Khi nó kết thúc, một số người đã cảm thấy tiếc nuối. Đây thực sự là quảng cáo giải trí đầu tiên của Apple. ("1984" cũng là một quảng cáo giải trí nhưng nó chỉ xuất hiện đúng một lần).
Quảng cáo được xây dựng trên phong cách thương mại của Apple từ chiến dịch iMac năm 1998. Một số người đã tỏ ra nghi ngờ khi quảng cáo này bị chấm dứt vì Hodgman (đóng vai PC) được mến mộ hơn Long (đóng vai Mac).
Bạn có thể xem clip này tại
đây.
2007: Kỷ nguyên iPhone
Sự cẩn thận trong thiết kế của các thiên tài Apple đã mang lại một thực tế rằng công ty không cần phải cho ra các sản phẩm đi kèm với sách hướng dẫn. Chúng được thiết kế rất tốt để người tiêu dùng có thể tự khám phá bằng trực giác mà không cần hướng dẫn sử dụng.
Giao diện các sản phẩm đã trở nên đơn giản hơn. Các sản phẩm có thể tự tiếp thị được hình ảnh của mình. Apple đã tạo nên được sức mạnh thương hiệu mà hầu hết các công ty khác chỉ dám mơ ước tới.
Tối giản là xu hướng của Apple. Nhưng tại một số thời điểm,nó sẽ không còn phù hợp, giống như là biểu tượng quả táo 7 màu hay font chữ Garamond và Apple đã phản ứng được với điều đó qua việc chú trọng về cả thiết kế sản phẩm và tiếp thị thương hiệu.