"Cuộc cách mạng" là thuật ngữ được ngành công nghiệp điện tử rất thích dùng. Hẳn các bạn vẫn còn nhớ "cuộc cách mạng" gần đây nhất là máy ảnh Lytro lấy nét sau khi chụp. Và dĩ nhiên, chúng ta luôn cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho những ai đang phát triển công nghệ đó, nhưng quả thực chúng ta khó lòng mà không tỏ ra hoài nghi.
Thông thường, chúng ta được nghe tung hô rất nhiều trước khi công nghệ đó ra đời nhưng nhiều khi, kết quả thực đôi khi không ổn lắm. Dưới đây, hãy cùng điểm lại 12 bom.. xịt của làng công nghệ từ trước tới nay.
Thoại hình AT&T (1964)
Ý tưởng về thoại video bắt đầu nhen nhóm từ thế kỷ 19, nhưng nó chỉ thực sự được ra mắt cho đến khi dịch vụ thoại hình AT&T xuất hiện năm 1964 tại Hội chợ Quốc tế tổ chức ở New York. Các nhà thiết kế hy vọng nó sẽ thay đổi vĩnh viễn cách con người giao tiếp với nhau bằng cách bổ sung hình ảnh của người tham gia trò chuyện ở một góc màn hình.
Dĩ nhiên, đàm thoại thông thường vẫn tiện và ít tốn kém hơn nên ý tưởng này đã thất bại nhanh chóng. Thậm chí ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các công cụ thoại hình như Skype vẫn không thể thay đổi cách chúng ta giao tiếp như những gì email, tin nhắn hoặc ngay cả status mạng xã hội làm được.
Bộ nhớ bong bóng (1970)
Được giới thiệu năm 1970 bởi Bell Lab, bộ nhớ bong bóng được hy vọng sẽ giúp con người lưu trữ thông tin trong ổ cứng tốt hơn, khi thông tin sẽ được "cất" tại vùng có từ tính trên mặt chip. Điều này có nghĩa là thông tin truyền tải cực nhanh vì không có phần chuyển động như đĩa thường.
Đáng tiếc thay, bộ nhớ lại hoạt động rất chậm, đắt đỏ và quá khó sử dụng. Chỉ duy nhất có Bộ Quốc phòng là cho rằng nó hữu ích. Còn đối với mọi người, ổ cứng truyền thống vẫn tiếp tục chuỗi ngày thống trị rồi sau này bộ nhớ Flash đã thành công như những gì bộ nhớ bong bóng từng hứa hẹn.
Công nghệ "thực tế ảo" (1990)
Hẳn bạn vẫn còn nhớ các trò chơi "thực tế ảo" tại các trung tâm giải trí những năm của thập kỷ 90. Đóng vai anh hùng giải cứu thế giới, bạn mang trên mình những món vũ khí tối tân và kèm một... chiếc kính.
Tuy nhiên, chúng quá nặng để bạn có thể chơi liên tục hết màn này qua màn khác, chưa kể là giá cả thì không được dễ chịu cho lắm. Ấy vậy, nó được biết đến như tương lai của giải trí gia đình. Cuối cùng, giờ đây, chúng ta đã có Nintendo Wii hay Kinect cho máy Xbox360.
Thiết bị giải trí có khả năng kết nối Internet (2000)
Ở thế kỷ 21, khi các thiết bị có khả năng kết nối Internet xuất hiện, ý tưởng về những đồ tiêu dùng có khả năng tương tự nghe rất hứa hẹn. Đáng tiếc thay, nó lại là một thất bại khác của làng công nghệ khi người dùng thà "bám lấy" chiếc máy tính cổ lỗ của mình còn hơn là bỏ ra những 500 – 1000 USD cho những thiết bị "tương đối vô dụng" như vậy.
Cha đẻ của phát minh này, Audrey, qua đời vào 1/6/2000, cùng sự thức dậy của kỷ nguyên dot.com, đặt nền móng cho những gì chúng ta có trên tay ngày hôm nay: iPad.