10 thất bại cay đắng nhất làng công nghệ năm 2011

TrungNK  | 06/06/2011 0:00 AM

Nhận được nhiều sự kỳ vọng nhưng cuối cùng, chúng hóa ra lại là nỗi thất vọng cay đắng.

Năm 2011 đã đi qua một nửa chặng đường, hãy cùng nhau điểm lại những sản phẩm/công ty/ý tưởng đã thất bại trong năm này. Tất nhiên hiện nay vẫn còn quá sớm để chốt hạ lại danh sách này, nhưng chí ít chúng ta cũng hi vọng nó sẽ không kéo dài thêm nữa.

#10 Verizon iPhone
 
Verizon iPhone là phiên bản iPhone sử dụng CMDA thay vì GSM như truyền thống. Doanh số iPhone của nhà mạng Verizon là khá tốt: 2.2 triệu sản phẩm chỉ trong vòng 6 tuần. Chính vì thế, Verizon iPhone cũng không hẳn là một thương vụ thất bại. Tuy nhiên, ngày ra mắt của sản phẩm này lại quá "tang tóc". Apple đã rất đầu tư cho sự kiện này. Hàng loạt làn cọc được dựng lên phục vụ số lượng lớn khách xếp hàng, rất nhiều nhân viên được tăng cường nhưng... chẳng ai đến cửa hàng.


#9 David Einhorn đòi sa thải Steve Ballmer
 
Quản lý đầu tư David Einhorn kiên quyết đòi Microsoft sa thải Steve Ballmer vì cho rằng vị CEO hiện tại là nguyên nhân làm giảm giá trị cổ phiếu của họ. Einhorn hiện đang sở hữu 9 triệu cổ phiếu Microsoft, trong đó có 1.39 triệu cổ phiếu được ông này "rước" về chỉ trong quý I năm nay. Kể từ thương vụ đó, giá trị cổ phiếu Microsoft liên tục sụt giảm.
 
Einhorn có thể “ca thán” tùy thích về Ballmer, nhưng việc Ballmer ra đi nhiều khả năng sẽ không xảy ra, chí ít là trong tương lai gần. Trừ phi ông ta có thể thuyết phục được Bill Gates.
 
#8 Tham vọng đánh bại Twitter của UberMdia
 
UberMedia là ứng dụng cho phép người dùng sử dụng Twitter trực tiếp trên desktop dễ dàng hơn. UberMedia đã cố hết sức mua lại TweetDeck để hưởng lợi từ lượng người sử dụng khá lớn của dịch vụ này, từ đó có thể gây sức ép lên Twitter. Thế nhưng, Uber đã không thể thành công. Twitter lập tức nhảy vào cuộc và hiện họ đã sở hữu TweetDeck. UberMedia sẽ buộc phải tìm một phương án khác.
 
#7 Sự thất bại của BlackBerry PlayBook
 
 
Liệu đã có ai nghĩ PlayBook sẽ tạo nên thành công lớn và có thể cạnh tranh được với iPad như kì vọng? Đáng tiếc chiếc tablet của RIM nhận được nhiều đánh giá khá tàn nhẫn, kéo theo đó là doanh số bán ra không thể đáng thất vọng hơn.
 
#6 Hòm thư Facebook email ế nặng
 
 
Bạn đã bao giờ nhận được email gửi từ hòm thư @fb.com bao giờ chưa? Chắc hẳn phần lớn độc giả sẽ lập tức thắc mắc "Ơ... Có rồi à?!". Facebook đã kì vọng rất nhiều vào dịch vụ  hộp thư của họ, nhưng trên thực tế thì có vẻ như chẳng mấy ai sử dụng nó.
 
Khi được đặt câu hỏi về dịch vụ này, đại diện của Facebook đưa ra trả lời: "Đã có hàng trăm triệu người đăng ký Facebook Messages" nhưng lại không cung cấp thêm bất kì thông tin nào về tần suất sử dụng. Có lẽ tay lính mới này vẫn cần thêm thời gian làm nóng trước khi chính thức gia nhập cuộc đua.
 
 #5 3D đang chết dần
 
Tivi và phim 3D đã thu hút rất nhiều chú ý tại sự kiện CES vừa qua. Nhưng đáng buồn là: quan tâm là một chuyện, còn có mua sản phẩm hay không lại là một chuyện khác. Trong khi chiếc kính 3D gây quá nhiều phiền phức khi sử dụng tại nhà thì Tivi 3D đắt đỏ lại chẳng xứng đáng với số tiền bỏ ra. Điều tương tự cũng xảy ra với các bộ phim 3D. Có thể nói, mốt thời thượng này đã bắt đầu thoái trào.
 
 
#4 Dịch vụ Color... tự sinh tự diệt
 
Color là một ứng dụng chia sẻ ảnh của công ty Mỹ người Việt. Ứng dụng này nhận được sự chú ý của cộng đồng thế giới và đã nhận được 41 triệu USD tiền đầu tư ít lâu sau khi ra mắt vào tháng 3.
 
Sự chú ý này là một con dao 2 lưỡi: Nếu sản phẩm tốt thì ngay lập tức sẽ thành công nhanh chóng nhưng ngược lại, điều tồi tệ gấp nhiều lần xảy ra là tất yếu. Thật không may, Color lại rơi vào trường hợp thứ 2. Quá rắc rối chính là nhược điểm chí mạng khiến khách hàng lập tức quay lưng với sản phẩm này.
 
#3 Windows Phones không nhận được nhiều sự quan tâm
 
 
Được Microsoft phát hành vào cuối năm ngoái, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, Windows Phone là một phi vụ "xịt". Vào thời điểm ra mắt, rất nhiều người kì vọng vào sự hồi sinh của nền tảng. Thế nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra.
 
Microsoft đã buộc phải chi ra một khoản kha khá để hợp tác với Nokia. Nhưng không chắc rằng liệu sự hợp tác này có giúp gì được hay không bởi hiện tại Nokia cũng đang đối mắt với nhiều vấn đề nghiêm trọng của hãng.

#2 Tờ The Daily chưa thể thay đổi giới truyền thông
 
 
The Daily là một ứng dụng và dịch vụ tin tức trên iPad. Hãng hứa hẹn sẽ đưa ra nhiều tính năng đặc biệt, cập nhật thông tin nhanh, trực quan.

Chỉ cần 2 từ để tóm tắt về dịch vụ báo điện tử dành cho iPad này: "nổ" và "xịt".
 
"Nổ": Tháng 2 năm 2011, Rupert Murdoch cùng với nhân viên điều hành Apple là Eddy Cue cho ra mắt The Daily tại New York với nhiều kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của giới truyền thông.
 
"Xịt": Khi khách hàng hăm hở truy cập, họ được chào đón bởi... một cơ số lỗi sau khi phải chờ dài cổ để tải về. Ngoài 2 điểm nhấn đó thì có thể nói tờ báo... chẳng có điểm nhấn nào cả.
 
#1 Motorola Xoom (và các tablet Android khác)
 
 
Do Android đang dần giành được ưu thế từ tay Apple trong thị trường smartphone, nhiều người kì vọng rằng nó có thể làm được điều tương tự ở thị trường tablet. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một nhận định sai lầm. Chất lượng của các tablet Android hiện vẫn chưa thực sự ấn tượng, doanh số bán ra chậm và phần mềm nhận được nhiều đánh giá không mấy khả quan.
 
Dĩ nhiên, đây sẽ là một cuộc đua đường dài, và Google không phải quá quan ngại về thất bại ngắn hạn này. Nhưng dẫu sao thì đối với Motorola và Google, chiếc tablet Xoom vẫn gây một nỗi thất vọng lớn. Do trước đó cả 2 công ty đã dùng những lời có cánh để quảng cáo cho sản phẩm này.
 
Tham khảo Bussiness Insder