10 lời tiên tri... sai bét về thế giới công nghệ

Thành Luân  | 01/10/2011 0:00 AM

Cho dù là những tên tuổi có tiếng tăm trong lĩnh vực điện tử và công nghệ, nhiều người vẫn có dự đoán hết sức sai lầm về tương lai phát triển của những thiết bị số.

Trên một bài viết trong tạp chí eWeek năm 2008, CEO của Microsoft ông Steve Ballmer đã từng phát biểu như sau về Google Android: “Hãy nhìn thử xem, chẳng có ai dùng nó cả…”.
 
Thế mà giờ đây có đến hàng trăm triệu thiết bị Android và iOS với vô vàn các ứng dụng khác nhau, còn Microsoft của Ballmer lại chật vật chạy theo xu hướng mới này. Hẳn Ballmer đã nhận ra sai lầm chết người của mình khi đánh giá thấp hệ điều hành Android.
 
Đây không phải thí dụ duy nhất cho những phán xét sai lầm của trong lĩnh vực công nghệ, sau đây là danh sách 10 dự đoán tệ nhất từ trước tới nay:
 
1. “Điện thoại có quá nhiều nhược điểm và khó có thể coi là một phương pháp liên lạc” – Bình luận của Western Union vào năm 1876.
 
 

Như chúng ta đã thấy, smartphone và ứng dụng của chúng đã tràn ngập thế giới công nghệ ngày nay. Và hãy chờ 10, 20 hoặc thậm chí 50 năm nữa xem, có thể lúc đó điện thoại Android hay iOS vẫn tồn tại và là mối liên kết của bạn đối với chiếc xe, ngôi nhà, bạn bè, âm nhạc, phim ảnh và những trò chơi 3D. 
 
2. Thomas Watson, giám đốc IBM đã có một phát biểu vào năm 1943 –“Tôi cho rằng sẽ chỉ có 5 chiếc máy tính được bán trên thị trường”. Và sau khi Xerox ra đời, IBM cũng có một phát ngôn tương tự vào năm 1959 –“Triển vọng của thị trường máy in sẽ có tối đa 5000 chiếc”.
 
 

Nhìn vào thực tế, đã có bao nhiêu chiếc PC được bán ra trong thập kỷ vừa qua. Bao nhiêu người trong số chúng ta sở hữu tablet, smartphone. Chắc chắn sẽ có cả tỉ chiếc smartphone được bán ra trong 10 năm tới.
 
3. “Bộ phận tính toán trên máy ENIAC co 18.000 bóng chân không và nặng 30 tấn, máy tính trong tương lai có lẽ chỉ có khoảng 1.000 bóng chân không và nặng 1,5 tấn” – Theo Popular Mechanics, tháng 3 năm 1949.
 
 

Có lẽ thời điểm này người ta chưa thể dự đoán đầy đủ về sự phát triển của công nghệ máy tính. Những cỗ máy cơ khí nặng hàng tấn đã đi vào dĩ vãng từ nhiều thập kỷ trước, thay vào đó là PC với những bảng mạch, chip cực nhỏ và có trọng lượng chỉ vài kg.
 
4. “Thiết bị ghi băng hình cát-sét là một thứ xa xỉ đối với dân chúng, và chỉ có những nhà làm phim mới có cơ hội được sử dụng những thiết bị như thế này” – Jack Valenti, chủ tịch hội điện ảnh Mỹ phát biểu vào năm 1982.
 
 

Ngày nay thiết bị ghi băng hình đã trở nên quá lỗi thời, mọi gia đình đều có thể dễ dàng tự trang bị cho mình những chiếc máy quay cầm tay nhỏ gọn với khả năng ghi hình lên ổ cứng hay đĩa CD.
 
5. “Đừng nên bán phần dầu đốt của mình, bởi đèn điện sẽ chẳng tồn tại lâu được đâu” – Phát biểu của giáo sư, nhà khoa học John Henry Pepper trong năm 1870.
 
 

Ngày nay nến, dầu đốt chỉ là một giải pháp tình thế. Mạng lưới dây điện và bóng đèn đã được phủ kín tại nhiều thành phố trên thế giới.
 
6. “Tivi sẽ chẳng thể trụ được sau 6 tháng tung ra thị trường. Mọi người sẽ sớm phát ngấy khi mỗi tối cứ phải dán mắt vào một chiếc hộp gỗ” – Phát biểu năm 1946 của Darryl Zanuck, một thành viên của xưởng làm phim 20th Century Fox.
 
 

Có lẽ nhiều người trong số chúng ta đã gắn liền với chiếc tivi đến vài thập kỷ. Nó đã trở thành một vật không thể thiếu đối với nhiều gia đình.
 
7. “Vấn đề của tivi là mọi người phải dán mắt vào màn hình, nhưng người dân Mỹ đều không dư thừa thời gian để làm việc đó” – Báo New York Times, năm 1939.
 
 
 
Có lẽ tại thời điểm đó người Mỹ quá bận rộn với công việc hàng ngày nhằm phát triển đất nước. Nhưng thời báo nổi tiếng này không thể nhìn thấy tương lai khi mà đời sống được nâng cao, công việc của con người được giảm tải và nhu cầu giải trí bắt đầu tăng lên.
 
8. “Hình thức đóng tiền trước để mua nhạc sẽ hoàn toàn phá sản. Hãy thử bán nhạc của nhóm Second Coming theo cách này xem, nó sẽ không thể thành công” – Theo Steve Jobs, trên tạp chí Rolling Stone ngày mùng 3 tháng 12 năm 2003.
 
 

Bảy năm trước có tới 10 triệu người trên Netflix bỏ tiền đặt trước cho các loại show truyền hình, phim ảnh. Cho dù ngày nay iTunes đã rất thành công trên thị trường phân phối nhạc, nhưng hình thức mua bán nhạc như trên vẫn ăn nên làm gia.
 
9. “Máy bay là một thứ đồ chơi thú vị, nhưng chẳng hề có giá trị quân sự” – Marechal Ferdiand Foch, giáo sư môn chiến thuật, trường quân sự Ecole Superieure de Guerre.
 
 

Trong lý thuyết quân sự ngày nay, đây là một điều hết sức sai lầm. Máy bay quân sự đóng vai trò rất quan trọng, khả năng tấn công và hỗ trợ của chúng là cực kỳ đa năng. Gần như không thể giành chiến thắng nếu không có sự hỗ trợ của máy bay, bất kể ở chiến trường trên đất liền hoặc ngoài biển.
 
10.“Những thiết bị thu sóng và phát nhạc như radio chẳng hề có giá trị. Ai lại bỏ tiền ra để lấy những bài hát gửi chẳng cho riêng ai?” – Những cộng sự của David Sarnoff, trả lời trong lần huy động tài trợ phát triển radio vào năm 1921.
 
 

Radio đã tồn tại cho đến nay và đóng vai trò như chiếc máy phát thu phát nhạc cực kỳ hữu dụng trong đời sống của chúng ta.
 
Tham khảo BusinessInsider