Truyện tranh kinh di Việt Nam - Địa Ngục Môn bất ngờ hé lộ chương 2

Kandy K  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/06/2015 10:18 AM

Sau hơn một tháng im hơi lặng tiếng, nữ họa sĩ Can Tiểu Hy đã cho ra mắt chương thứ 2 của bộ truyện tranh kinh dị Việt Nam - Địa Ngục Môn.

Khoảng hơn 1 tháng trước đây, chúng tôi đã từng giới thiệu tới độc giả một tác phẩm truyện tranh kinh dị Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ứu ái của giới trẻ - Địa Ngục Môn. Giờ đây, sau hơn 1 tháng im hơi lặng tiếng, tác giả của truyện, nữ họa sĩ Can Tiểu Hy đã bất ngờ tung ra chương thứ 2 của Địa Ngục Môn với tên gọi - Khôi Nguyên.

Chương 2 của Địa Ngục Môn với tên gọi - Khôi Nguyên đã được ra mắt khán giả.

Chương 2 của Địa Ngục Môn với tên gọi - Khôi Nguyên đã được ra mắt khán giả.

Nếu bạn chưa biết thì Địa Ngục Môn là tác phẩm mới nhất của nữ họa sĩ truyện tranh Việt Nam đầy tài hoa - Can Tiểu Hy. Cô từng được biết đến với các tác phẩm như Thơ Duyên, Tam Thế... và gần đây nhất, bộ truyện tranh mang đề tài siêu nhiên - Địa Ngục Môn của cô cũng đang gây nên một cơn sốt trong cộng đồng yêu truyện tranh nước nhà.

Không có quá nhiều cảnh kinh dị, giật gân trong chương 2 này

Không có quá nhiều cảnh kinh dị, giật gân trong chương 2 này

Khác với chương đầu tiên, phần tiếp theo này của Địa Ngục Môn lại không mang thiên hướng kinh dị nhiều lắm. Chương 2 này chủ yếu tập trung vào việc giải thích cho người xem một số giáo lý nhà Phật về sự hình thành của một con người, về những nhân vật tồn tại trong tín ngưỡng Phật Giáo Á Đông mà chúng ta ít được biết đến.

Đáng chú ý nhất phải kể đến tình tiết xuất hiện của Thập Điện Diêm Vương (10 vị vua cai quản địa ngục), những người có trách nhiệm phán xét các loại tội ác của con người để quyết định xem họ có được đầu thai tiếp hay sẽ phải chuyển sang nơi khác để chịu tội.

Thập Điện Diêm Vương được vẽ khá ấn tượng

Thập Điện Diêm Vương được vẽ khá ấn tượng

Có thể nói rằng tình tiết xuất hiện của Thập Điện Diêm Vương thực sự là một điểm nhấn của chương 2 này, cho người xem thấy được sự công phu của nữ họa sĩ Can Tiểu Hy trong việc tham khảo kiến thức thực tế về Phật Giáo, về văn hóa tín ngưỡng... và lồng ghép chúng vào trong truyện (một điều mà khá ít họa sĩ Việt Nam hiện nay làm được).

Khung cảnh trau truốt tỉ mỉ đủ làm hài lòng người xem

Khung cảnh trau truốt tỉ mỉ mang chất fantasy đủ làm hài lòng người xem

Một điểm cộng khác nữa của chương 2 này đã khiến cho Địa Ngục Môn gây ấn tượng mạnh cho người xem, đó là nét vẽ tỉ mỉ, chi tiết của Can Tiểu Hy, nhất là trong những cảnh miêu tả về cung điện, về các vị vua của Địa Ngục...

Tuy được đánh giá khá cao nhưng dường như chương 2 này của Địa Ngục Môn vẫn không tránh khỏi một vài "hạt sạn" nho nhỏ. Đầu tiên đó là về những cảnh hài hước được lồng ghép vào trong truyện dường như chưa thực sự hợp lý để tạo điểm nhấn. Thêm vào đó, những cảnh này được vẽ khá sơ sài, đối lập hẳn với các nét vẽ chi tiết bên cạnh gây cảm giác hụt hẫng cho người xem.

Một vài cảnh hài hước nhỏ lồng ghép chưa thực sự hợp lý cho lắm

Một vài cảnh hài hước nhỏ lồng ghép chưa thực sự hợp lý cho lắm

"Hạt sạn" thứ 2 nằm ở cách phân phối mức độ sáng tối của các trang truyện không đồng đều khiến cho hình ảnh trong truyện lúc thì đen tối, u ám (phù hợp với bối cảnh địa ngục), nhưng lúc khác thì lại tươi sáng và fantasy quá mức (không phù hợp lắm với bối cảnh địa ngục xung quanh).

Sự tương phản sáng tối chưa đồng đều.

Sự tương phản sáng tối chưa đồng đều.

Nhìn chung, dù vẫn còn tồn tại một vài "hạt sạn" nhỏ nhưng chương thứ 2 này của Địa Ngục Môn vẫn đủ sức gây được ấn tượng mạnh cho độc giả và cho thấy được sự tiến bộ rõ rệt của giới họa sĩ truyện tranh Việt Nam trong công việc sáng tác. Chúng ta hãy cùng chờ đón chương tiếp theo của truyện được ra mắt vào ngày 15 tháng 07 tới đây.

Độc giả quan tâm tới truyện có thể đọc chương 2 của Địa Ngục Môn tại đây.

 

Độc giả nói gì về truyện tranh kinh dị Việt - Địa Ngục Môn