Trong
truyện tranh Hỏa Phụng Liêu Nguyên, có lẽ điều thành công nhất của tác giả Trần Mưu chính là tạo nên được những nhân vật trong Thủy Kính bát kỳ mà mỗi người trong số họ đều có tài năng "chiếm đoạt thiên hạ". Vậy trong lịch sử thì những người này là ai, tài giỏi đến mức nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
1.Viên Phương
Viên Phương là nhất kỳ và được thầy Thủy Kính coi là người có khả năng chiếm được cả thiên hạ. Được biết đến là người tài giỏi xuất chúng nhưng thực chất đây chỉ là nhân vật do tác giả Trần Mưu hư cấu với mục làm tăng sự gay cấn cho cuộc chiến quyết định của Viên Thiệu: trận Quan Độ.
2.Tuân Úc
Được biết đến là nhị kỳ trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên, Tuân Úc là 1 đại thân có thực trong lịch sử và cũng chính là nòng cốt giúp Tào Tháo yên dân, hoàn thành đại nghiệp. Ông tuổi trẻ có tài, được tiến cử làm Hiếu liêm rồi được triều đình thu dụng làm quan tại Lạc Dương. Năm 189, Đổng Trác mang quân vào khống chế triều đình, ông rời khỏi Lạc Dương và được Viên Thiệu thu dụng. Tuy nhiên sau 1 thời gian thấy Viên Thiệu không thể hoàn thành việc lớn, Tuân Úc đã sang phò trợ Tào Tháo.
Ông là 1 trong những người có công lớn nhất trong việc giúp Tào Tháo chiếm đoạt thiên hạ, và cũng là người duy nhất không phải võ tướng mà được phong đến tước hầu, Vạn Tuế đình hầu. Tuy nhiên Tuân Úc lại 1 lòng với nhà Hán nên thường xảy ra bất đồng quanh việc mỗi khi Tào Tháo tỏ ý muốn xây dựng 1 thiên hạ riêng của họ Tào. Điển hình là việc Tào Tháo muốn được phong lên tước công nhằm giành lấy Ký Châu làm lãnh thổ riêng, xây dựng 1 nhà nước độc lập. Cũn chính vì việc này mà Tào Tháo không vừa ý, nhân lúc nam chinh đánh Tôn Quyền mà điều Tuân Úc ra huyện Tiêu nhằm loại bỏ đệ nhất văn thần này. Tuy nhiên Tuân Úc mới chỉ đi đến được Thọ Xuân đã qua đời 1 cách bí ẩn.
3.Giả Hủ
Giả Hủ - Công tử hiến đầu, chỉ dùng quân trạng thôi cũng đủ áp chế kẻ địch, đó là những gì Hỏa Phụng Liêu Nguyên miêu tả về ông, còn trong thực tế lịch sử thì sao?
Giả Hủ là một mưu sĩ nổi tiếng trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến là một trong những quân sư giỏi và thân cận của Tào Tháo. Trước đó, ông từng theo Đổng Trác, Lý Thôi và cuối cùng là Trương Tú trước khi gia nhập Tào Tháo. Sau cái chết của Tào Tháo, ông tiếp tục phục vụ người kế nhiệm là Tào Phi, con trai của Tào Tháo và là Hoàng Đế nhà Ngụy sau này. Những chiến công lẫy lừng của ông phải kể đến việc chiếm Trường An, giúp Trương Tú đánh bại toàn bộ quân Tào, chiến thắng Đồng Quan trước Mã Siêu, chiến thắng Quan Độ trước Viên Thiệu,…
Giả Hủ qua đời năm 77 tuổi do tuổi già sức yếu, ông cũng được coi là 1 trong những người có cái chết yên bình nhất Tam quốc. Suốt cuộc đời, ông đã chứng tỏ mình là một mưu sĩ giỏi, một người có cơ trí, đoán biết thời thế và là một người con có hiếu. Nếu Tào Tháo và Tào Phi tuyệt đối nghe theo những lời khuyên của Giả Hủ thì sẽ không có chuyện đại bại ở Xích Bích.
4.Quách Gia
Vua quyết sách Quách Gia trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên được miêu tả vô cùng tài giỏi, là người mở đường dọn lối cho còn đường của Tào Tháo và cũng chính là nhân vật có thể kiềm chế dã tâm của Tư Mã Ý.
Trong lịch sử, Quách Gia là một ngôi sao tương thế bất diệt bất tử, tài năng bộc lộ từ rất sớm nên ông đầu quân cho Viên Thiệu, người hùng mạnh nhất phương Bắc. Tuy nhiên chỉ sau 1 thời gian ngắn, giống Tuân Úc, ông nhận ra Viên Thiệu không phải là kẻ có mắt nhìn người và thiếu quyết đoán nên quyết định bỏ đi. Sau đó Quách Gia được Tuân Úc giới thiệu đến Tào Tháo.
Sau khi luận bàn thiên hạ, Quách Gia nhận thấy Tào Tháo đích thực có khí chất minh chủ nên đã về đầu quân cho y. Dười trướng Tào Tháo, Quách Gia lập không biết bao nhiêu chiến công hiển hách như đánh bại Lữ Bố, Viên Thiệu và Đạp Đốn. Ông cũng là 1 trong những bộ hạ được tin tưởng và trọng dụng nhất. Quách Gia ốm chết năm 207 ở độ tuổi 37, được tặng thụy hiệu Trinh hầu, nghĩa văn chương là tước hầu của tinh thần. Tào Tháo có nói rằng: “Chỉ có Phụng Hiếu là hiểu được ý chí của ta”. Một năm sau, sau khi Tào Tháo bị thất bại nặng nề trong trận Xích Bích, ông đã than rằng "…Nếu Phụng Hiếu còn sống thì không đến nỗi có trận thua này…".